Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu sắp chạm mốc 60.000 đồng/kg

Giá cả hàng hóa

13/11/2020 08:54

Giá tiêu hôm nay 13/11 tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg tại Đông Nam bộ, các tỉnh Tây nguyên tăng đồng loạt 500 đồng/kg. Trên thế giới, giá nguyên liệu này cũng tăng phiên thứ 4 liên tiếp tại sàn kochi (Ấn Độ).

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay 13/11 hiện được thu mua với mức 56.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg, Gia Lai ở mức 55.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 55.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tương tự, giá tiêu cũng được điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước, lần lượt lên mức 58.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.

Như vậy tại các địa phương mức giá tiêu đồng loạt tăng thêm 500 - 1.000 đồng/kg.

Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao trong chế biến, bảo quản hồ tiêu để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Mới đây, Phúc Sinh Group đã công bố sản phẩm tiêu sấy lạnh, với kỳ vọng đây sẽ là mặt hàng sáng tạo duy nhất trên thế giới.

Đây là một bước đột phá của các doanh nghiệp tiêu trong nước bằng những bước đi mới để nâng cao giá trị sản phẩm tiêu trong nước và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giá tiêu sắp chạm mốc 60.000 đồng/kg

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 66,7 rupee/tạ (0,19%), lên mức 34.633,35 rupee/tạ; giá nguyên liệu giao tháng 11/2020 tăng 50 rupee/tạ, lên mức 34.900 rupee/tạ.

Thị trường tiêu đen toàn cầu đang bùng nổ trên tất cả các lĩnh vực và khu vực vì nhiều lý do. Trong đó, nổi bật nhất là sự gia tăng các loại thực phẩm có chứa hạt tiêu đen trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh ở Bắc Mỹ.

Bên cạnh đó, sự phổ biến của tiêu đen trong y học cổ truyền cũng đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mặt hàng nông nghiệp này ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại Ấn Độ, do tình trạng bán phá giá đang ngày càng gia tăng nên các tổ chức đang kêu gọi thực hiện những biện pháp siết chặt việc lạm dụng nhập khẩu.

PHƯƠNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement