Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu khả năng đạt 60.000 đồng/kg trong tuần tới?

Giá cả hàng hóa

28/02/2021 08:19

Tuần tới (1-7/3) giá tiêu được các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng trong bối cảnh cầu vượt cung.

Tuần này, giá tiêu tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm. Riêng tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu tăng đến 2.500 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Theo đó, tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu là 54.000 đồng/kg; Bình Phước với 54.500 đồng/kg; Bà Rịa - Vũng Tàu cao nhất là 55.500 đồng/kg; Đồng Nai với 52.500 đồng/kg; Gia Lai 53.000 đồng/kg.

Diễn biến giá tiêu tuần qua (22 - 28/2)

Nguyên nhân giá tiêu tăng trong tuần qua, một phần là do các đơn hàng giao trong tháng đã đến kỳ hạn giao, buộc các công ty phải tăng mua. Lo ngại sản lượng vụ tới giảm mạnh nên các nhà đầu cơ cũng tăng cường tích trữ hàng.

Ghi nhận thực tế, ngay sau tuần nghỉ Tết, các thương lái đã đến tận vườn thu mua hồ tiêu vụ mới của nông dân. Trong khi đó lác đác có một số ít nhà vườn thu hái, còn đại bộ phận phải sang tháng 3/2021 mới thu hoạch rộ. Do vậy tin chắc sắp tới thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa.

Không chỉ Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng sản lượng tiêu suy giảm cũng đang được ghi nhận tại Gia Lai. Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai cho hay: Toàn tỉnh hiện có 13.673 ha hồ tiêu, trong đó có gần 12.582 ha kinh doanh, còn lại đang trong quá trình kiến thiết cơ bản và trồng mới. Tổng sản lượng hồ tiêu bình quân hàng năm khoảng 47.260 tấn.

Mặc dù những năm gần đây, giá hồ tiêu xuống thấp, nhiều diện tích chết do dịch bệnh, hạn hán nhưng hồ tiêu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nhận định: Hiện nay, hầu như nguồn dự trữ hồ tiêu trong dân cũng như các đại lý đã cạn kiệt. Trong khi đó, theo dự ước thì sản lượng hồ tiêu cả nước giảm khoảng 30% so với vụ trước.

Hiện tại, các doanh nghiệp lớn của TP.HCM đang bắt đầu mạnh tay mua hàng dự trữ để xuất khẩu. Vì thế, thời điểm này bắt đầu xuất hiện tình trạng cầu vượt cung. Do thiếu hụt nguồn cung nên giá hồ tiêu bắt đầu tăng trở lại và dự kiến có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

kampot-pepper-fb1.2e16d0ba.fill-960x540(1).jpg

Giá tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 34.866,65 Rupee/tạ (thấp nhất) và 34.966,65 Rupee/tạ (cao nhất).

Theo một bài đăng trên The Hindu Husiness Line gần đây, Ấn Độ, một trong những nước sản xuất và xuất khẩu các loại gia vị lớn nhất thế giới, đang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gia vị (trong đó hồ tiêu đóng vai trò quan trọng), đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và 10 tỷ USD vào năm 2030. Đây là một mục tiêu khá tham vọng của ngành gia vị tại quốc gia Nam Á.

Được biết, hiện tại Ấn Độ có tổng cộng 52 loại gia vị đang được tiêu thụ trong và ngoài nước, giai đoạn 2019 - 2020, giá trị xuất khẩu của ngành này là 3 tỷ USD.

Spice Board, đơn vị quản lý và xúc tiến xuất khẩu gia vị, đã và đang khởi xướng những bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ các thương hiệu gia vị Ấn Độ thực hiện các chiến dịch quảng bá trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, cơ quan này đang xem xét mở rộng thị trường sang các nước Mỹ Latinh, các nước thuộc khối SNG và khu vực châu Phi.

Và để đạt được mục tiêu tham vọng trên, Ấn Độ xác định việc gia tăng giá trị cho sản phẩm là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định. Theo ông D Sathian, việc bổ sung các giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu đóng góp 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong cả nước.

Ấn Độ cũng đặt mục tiêu đưa quốc gia trở thành một trung tâm chế biến tích hợp và là nhà cung cấp các sản phẩm gia vị sạch, cao cấp, an toàn, có giá trị gia tăng cao trên thị trường toàn cầu.

PHƯƠNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement