Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu hôm nay 2/12: Đi ngang

Giá cả hàng hóa

02/12/2023 08:54

Giá tiêu hôm nay ngày 2/12 đi ngang, dao động từ 71.000 - 74.000 đồng/kg, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Cụ thể, giá tiêu khu vực Tây Nguyên dao động từ 71.000 - 72.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) được thương lái thu mua ở mức 71.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 72.500 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu dao đồng từ 73.500 - 74.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu Bình Phước là 74.000 đồng/kg, Bà Rịa Vũng Tàu 73.500 đồng/kg. 

Giá tiêu hôm nay 2/12: Đi ngang- Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay trên thị trường thế giới xu hướng tăng. Cụ thể tại sàn Kochi - Ấn Độ giá tiêu GARBLED được giao dịch với giá 61.600 Rupee/100kg, UNGARBLED giao dịch ở mức mức 59.600 Rupee/100kg, giá tiêu 500 GRAM/LÍT là 58.300 Rupee/100kg.

Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) đang giao dịch ở mức 3.976 USD/tấn,giảm 0,25% giá tiêu trắng (Indonesia) ở mức 6.174USD/tấn, giảm 0,26% so với phiên hôm qua.

Trong khi đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 cũng tiếp tục giữ nguyên ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu giao dịch ở mức 3.600 USD/tấn với loại 500 g/l, tăng 2,78%; Với loại 550 g/l mức 3.700 USD/tấn, tăng 2,70%; giá tiêu trắng ở mức 5.200 USD/tấn, tăng 1,92%.

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới, chiếm 11% thị phần toàn cầu năm 2022, trong đó mặt hàng hồ tiêu và quế Việt Nam đang đứng số 1 toàn cầu.

Tuy nhiên, diện tích và sản lượng hồ tiêu ngày càng giảm, năm 2020 diện tích trồng cây hồ tiêu cả nước đạt hơn 130.000ha, đến năm 2023 giảm còn 120.000ha, sản lượng đạt 190.000 tấn.

Nguyên nhân tình trạng trên là do giá tiêu ở mức thấp trong thời gian dài, trong khi đó các cây trồng khác đang cho lợi nhuận hấp dẫn hơn, nhất là cây sầu riêng. Khảo sát trên 420 hộ nông dân trồng hồ tiêu cho thấy, lợi nhuận của hồ tiêu khoảng 2.000 USD/ha, trong khi những hộ trồng sầu riêng cho lợi nhuận cao hơn gấp 20 lần.

Chưa kể, các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ và EU ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn quản lý dư lượng hóa chất chặt chẽ trên hạt tiêu nhập khẩu; tăng cường kiểm tra, thanh tra. Đây là thách thức lớn với ngành hàng này trong thời gian tới.

Nếu tình trạng phá bỏ cây tiêu diễn ra mạnh trong thời gian tới, khả năng các doanh nghiệp phải tăng nhập hàng từ Campuchia, Brazil... Việc tăng nhập sẽ khiến ngành hồ tiêu trong nước gặp bấp bênh, rủi ro do không chủ động được sản xuất, khó kiểm soát chất lượng, từ đó ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement