Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu giảm một số địa phương, thấp nhất 83.500 đồng/kg

Giá cả hàng hóa

06/12/2021 07:03

Giá tiêu ghi nhận xu hướng giảm tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thị trường tiêu dao động 83.500 - 85.500 đồng/kg.

Cụ thể giá tiêu hôm nay cao nhất ở ngưỡng 85.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 83.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đông Nai.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong mức 84.500 đồng/kg, Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.

125885771_4123222057694607_4548412612037881884_n.jpg

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy 11 tháng năm 2021, hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 247 nghìn tấn, giảm 6,7%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 54,4% nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng 44,0%.

Kết quả trên cho thấy xuất khẩu hồ tiêu tháng 11/2021 tăng nhẹ so với tháng trước, giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái, và cũng chưa được như kỳ vọng của giới doanh nghiệp. Như vậy, cột mốc xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay đã không đạt được, và tổng lượng xuất khẩu năm nay ước hụt 10% so với năm 2020.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh kéo theo giá tiêu tại thị trường nội địa cũng liên tục tăng cao. Nếu hồi đầu năm, giá tiêu thô chỉ ở mức 50.000 đồng/kg đến giữa tháng 10 vừa qua đã vượt mốc 90.000 đồng/kg và kỳ vọng còn tăng trên 100.000 đồng/kg vào dịp cuối năm.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), hiện nay giá tiêu đang giao dịch từ 83.000 - 86.000 đồng/kg là hợp lý, vì ngoài nhu cầu từ các nước nhập khẩu, nguyên nhân đẩy giá tiêu tăng là do đứt gãy chuỗi cung ứng làm hàng tới chậm.

Theo đó, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến lượng tiêu nhập khẩu vào các nước không đồng đều, có những container tiêu xuất đi từ tháng 9 tới nay vẫn chưa cập cảng nước nhập khẩu nên không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nước mua hàng.

Thứ hai, doanh nghiệp muốn xuất khẩu mà không có container nên nước mua vừa phải chịu nhận hàng chậm vừa phải đẩy giá mua lên để hút nguồn hàng.

Hiệp hội hồ tiêu nhận định, khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và tình hình logictics vẫn còn phập phù như hiện nay thì giá tiêu sẽ còn tăng đến quý I/2022, nhưng tăng đến mức nào thì chưa thể đoán định được.

Làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu hồ tiêu của nhiều doanh nghiệp. Một trong những khó khăn đó phải kể đến là giá cước vận tải không ngừng tăng cao, trong 2 năm qua đã tăng 10 - 12 lần.

Tuy nhiên, những triển vọng cho sự hồi phục thị trường sau COVID-19, triển vọng khôi phục vị thế của ngành tiêu sau 3 năm bị rớt khỏi nhóm ngành hàng tỷ đô nay đã được nhìn thấy.

Nhưng để có những bước đi vững chắc, doanh nghiệp và cả nông dân trồng hồ tiêu sẽ còn tiếp tục phải thay đổi.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement