Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu có xu hướng tăng mạnh cuối năm

Thị trường

05/09/2020 08:22

Giá tiêu hôm nay 5/9 ghi nhận không có biến động, Bộ NN&PTNT dự báo từ cuối năm 2020 giá tiêu có thể bắt đầu hồi phục khi cung - cầu trở về mức cân bằng.

Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu đầu giờ sáng hôm nay 5/9/2020 tiếp tục dao động trong khoảng 47.500 - 50.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được mua với mức 48.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu giữ ở mức 47.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu vẫn được mua 50.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hiện được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, từ cuối năm 2020 giá tiêu có thể bắt đầu hồi phục khi cung - cầu trở về mức cân bằng và nhiều doanh nghiệp tăng cường mua tích trữ nhân lúc giá tiêu thấp. Trong khi đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam có thể không đạt mục tiêu đề ra trong năm 2020.

Giá tiêu có xu hướng tăng mạnh cuối năm

Sản lượng hạt tiêu nội địa dự báo giảm, gây thêm khó khăn cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu đạt được mục tiêu 280.000 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 800 triệu USD trong năm nay.

Sau khoảng 3 mùa tiêu, giá hồ tiêu ở thị trường trong nước đã giảm chỉ còn 1/4, từ trên 200.000 đồng/kg nay đã xuống dưới 50.000 đồng/kg, giảm dưới giá thành. Nguyên nhân khiến giá tiêu giảm sốc là do nguồn cung thế giới dồi dào, trong khi có tới 95% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tại Ấn Độ, giá tiêu đen đã chạm mức 350 rupee/kg trong khi hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka có giá 550 rupee/kg. Mặc dù có sự chênh lệch lớn về giá, nhưng trong vòng 7 tháng, 12.991 tấn tiêu đã được nhập khẩu về từ Sri Lanka và một số quốc gia khác.

Phần lớn trong số đó được nhập khẩu về để chiết xuất tinh chất từ hạt tiêu. Tuy nhiên, chỉ 10% hạt tiêu chứa tinh chất, 90% còn lại chỉ là chất thải, theo tờ United News of India.

Ông Kishore Shamji, điều phối viên tại Hiệp hội thương nhân, người nông dân, nhà sản xuất và người trồng tiêu và gia vị Ấn Độ (IPSTPC), cho biết, khi hồ tiêu trong nước có giá thấp thì việc nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao hơn là một điều đáng ngờ. Chính phủ Ấn Độ hiện đã nhận được đệ trình điều tra về giao dịch này.

PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement