05/03/2020 09:57
Giá hồ tiêu quay đầu giảm tại Tây nguyên
Giá tiêu hôm nay 5/3 giảm 500 đồng/kg tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Trên thế giới, giá tiêu tại cảng Cochin (Ấn Độ) tiếp tục giảm thêm 2 Rs/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá hồ tiêu hôm nay 5/3 ở mức 40.000 đồng/kg; Bình Phước 39.000 đồng/kg; Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) và Gia Lai 38.000 đồng/kg và Đồng Nai 37.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã quay đầu giảm 500 đồng/kg, sau khi được điều chỉnh tăng 500 dồng/kg vào hôm qua (4/3). Các địa phương còn lại, giá tiêu tiếp tục đi ngang.
Thị trường | Giá (đồng/kg) | thay đổi |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 40.000 | 0 |
Đồng Nai | 37.500 | 0 |
Bình Phước | 39.000 | 0 |
Đăk Nông (Gia Nghĩa) | 38.000 | -500 |
Đăk Lăk | 38.000 | -500 |
Gia Lai (Chuse) | 37.500 | 0 |
Ở thị trường thế giới, giá hồ tiêu ngày 5/3/2020 tiếp tục giảm. Giá hồ tiêu được ghi nhận tại cảng Cochin (Ấn Độ) vào lúc 17h ngày 4/3/2020 là 326 Rs/kg tiêu đã phân loại, chưa phân loại là 306 Rs/kg. Như vậy, liên tiếp 3 ngày qua, giá tiêu tại đây đã giảm tổng cộng 5 Rs/kg, sau khi liên tục giữ mức ổn định trước đó.
Ngày | Thị trường | Loại | Giá (Rs./Kg) |
4/3/2020 | Cochin | Đã phân | 326 |
4/3/2020 | Cochin | Chưa phân | 326 |
Tỷ giá đồng Việt Nam và rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 27/2/2020 đến ngày 4/3/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 324,46 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Nông nghiệp Việt Nam, số liệu thống kê của Sở NN-PTNT Bình Phước cho thấy, tổng diện tích hồ tiêu toàn tỉnh năm 2019 là 16.855ha, giảm 132ha so với cùng kỳ. Trong đó có trên 892ha nhiễm bệnh tuyến trùng, 339ha nhiễm bệnh chết chậm chủ yếu tập chung ở 2 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh.
Cũng theo nguồn này, TS Nguyễn Văn Bắc, Quyền Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Đốp đã trao đổi về thực trạng cây hồ tiêu và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp địa phương. Ông cho biết, diện tích hồ tiêu của huyện Bù Đốp trong 3 năm qua giảm mạnh, do giá cả xuống, nên bà con lơ là trong khâu chăm sóc dẫn đến vườn bị suy yếu kéo theo dịch bệnh.
Giải pháp dài hơi cho vấn đề này là phải quy hoạch lại vùng sản xuất, sau đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch. Đây là hướng đi tất yếu để phát triển cây tiêu bền vững.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp