Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá heo hơi miền Bắc dự báo tiếp tục tăng trong tuần tới (29/6-7/7)

Giá cả hàng hóa

28/06/2020 18:56

Dịch tả heo châu Phi tại các địa phương miền Bắc đang có diễn biến đáng lo ngại, có chiều hướng lây lan trên diện rộng, đây được cho là nguyên nhân khiến giá heo hơi tại khu vực này tiếp tục tăng trong tuần tới.

Trong tuần qua, giá heo hơi tăng mạnh ở những ngày đầu và bắt đầu chậm lại từ giữa tuần do dịch tả heo Châu Phi tái phát và lây lan rộng tại một số địa phương. 

Trong đó, giá heo tuần này tại miền Bắc tăng cao hơn so với tuần trước, nhiều địa phương đạt ở mức 91.0000 - 92.000 đồng/kg, tại miền Nam vẫn đứng yên so với tuần trước. Riêng tại miền Trung, Tây Nguyên giá heo tiếp tục giảm thêm so với tuần trước, có nơi giảm đến 9.000 đồng/kg.

Cách đây 2 ngày trước (26/6), lô 500 con heo thịt do Công ty TNHH Thùy Dương Phát nhập khẩu từ Thái Lan đã thông quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo về đến Việt Nam. Dự kiến sau thời gian cách ly 5 ngày, 500 con heo này sẽ được giết mổ bán ra thị trường.

Nhờ đó, đã giúp thị trường giá heo hơi trong nước tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Nam đã quay đầu giảm trở lại. 

Riêng tại phía Bắc, giá heo hơi đang bắt đầu theo xu hướng tăng do bệnh dịch tả heo châu Phi đang bùng phát trở lại tại một số tỉnh thuộc khu vực này. Theo đó, tại tỉnh Lai Châu, dịch tả heo châu Phi đã tái bùng phát tại 4/7 xã, phường thuộc thành phố Lai Châu. Cụ thể là phường Quyết Thắng, phường Đông Phong và xã San Thàng, xã Sùng Phài với tổng số heo mắc bệnh gần 100 con.

Tương tự, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, đến ngày 24/6, toàn tỉnh có 138 hộ chăn nuôi, ở 60 xóm, thuộc 33 xã, thị trấn tại 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh tái phát dịch tả heo châu Phi. Số heo mắc bệnh, tiêu hủy là 600 con, tổng trọng lượng trên 25 tấn.

Ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, cho biết nguyên nhân khiến dịch tái phát và lan rộng là do nguồn cung thịt heo trên địa bàn khan hiếm đẩy giá heo lên cao khiến cho người dân nảy sinh tâm lý tiếc của, không muốn báo cáo chính quyền, lén lút giết mổ, mang heo đi tiêu thụ.

Nước thải giết mổ lại chảy ra môi trường mang mầm bệnh lây lan ra cộng đồng. Mặt khác, việc giám sát, phát hiện, xử lý còn hạn chế nên có trường hợp vứt xác heo chết ra môi trường làm lây lan mầm bệnh.

Từ khóa "thịt heo" đang là tâm điểm thị trường nửa đầu năm nay, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 khi giá liên tục nhảy múa và tăng cao đột biến.

Nguyên nhân theo nhiều chuyên gia là do lo ngại giảm đàn sau đợt dịch tả châu Phi năm 2019, trong khi nhu cầu thịt heo của người Việt Nam ở mức cao đã đẩy giá tiêu thị. Chưa kể, nhu cầu tăng cao giữa mùa dịch, trong khi tái đàn không kịp và nái giảm khiến giá thịt heo liên tục "nhảy múa" tại nhiều khu vực trước áp lực khan hàng.

Trước diễn biến thất thường của giá thịt heo, trong khi đây là mặt hàng thiết yếu, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều chỉnh giá. Mặc dù vậy, thông tin nguồn cung trên thị trường đến nay chưa có con số cụ thể, và mặt bằng giá đến nay vẫn không giảm nhiều.

Sự nóng sốt này đang đem về mức lợi nhuận khủng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khi mà, mặc dù thị trường thịt heo thăng hoa và có mức tiêu thụ cao, Việt Nam hiện nay chỉ đâu đó 15 doanh nghiệp cung ứng.

Ông Nguyễn Văn Hanh, chủ trang trại chăn nuôi heo tại xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ với Báo Lao Động, hiện nay giá heo hơi tại Thái Lan đã tăng cao, giá heo trong nước giảm nhiều, nhập heo Thái Lan về cho mức lãi không hấp dẫn nên thương nhân không nhập.

Điều này chứng minh là đến thời điểm này, đã cuối tháng 6 nhưng chỉ mới có 500 con heo Thái Lan được giết mổ bán ra thị trường. Nguồn cung chủ yếu vẫn là heo nuôi trong nước.

BẢNG DỰ BÁO GIÁ HEO HƠI NGÀY 29/6/2020
Tỉnh/thành Khoảng giá (đồng/kg) Tăng ( )/giảm (-) đồng/kg
Hà Nội 90.000-93.000 3.000
Hải Dương 89.000-90;000 Giữ nguyên
Thái Bình 90.000-91.000 1.000
 Bắc Ninh 88.000-89.000 Giữ nguyên
Hà Nam 90.000-93.000 3.000
Hưng Yên 92.000-93.000 1.000
Nam Định 90.000-92.000 2.000
Ninh Bình 90.000-93.000 3.000
Hải Phòng 89.000-90.000 Giữ nguyên
Quảng Ninh 90.000-91.000 Giữ nguyên
Lào Cai 90.000-92.000 2.000
Tuyên Quang 90.000-91.0000 Giữ nguyên
Cao Bằng 90.000-91.000 Giữ nguyên
Bắc Kạn 89.000-90.000 Giữ nguyên
Phú Thọ 90.0000-91.000 1.000
Thái Nguyên 90.000-92.000 2.000
Bắc Giang 88.000-89.000 Giữ nguyên
Vĩnh Phúc 88.000-89.000 Giữ nguyên
 Lạng Sơn 88.000-89.000 Giữ nguyên
Lai Châu 89.000-90.000 Giữ nguyên
Thanh Hóa 86.000-87.000 Giữ nguyên
Nghệ An 86.000-87.000 Giữ nguyên
Hà Tĩnh 85.000-86.000 Giữ nguyên
Quảng Bình 82.000-83.000 Giữ nguyên
Quảng Trị 77.000-78.000 Giữ nguyên
TT-Huế 77.000-78.000 Giữ nguyên
Quảng Nam 78.000-79.000 Giữ nguyên
Quảng Ngãi 77.000-78.000 Giữ nguyên
Bình Định 77.000-78.000 Giữ nguyên
Phú Yên 78.000-79.000 Giữ nguyên
Ninh Thuận 77.000-78.000 Giữ nnguyeen
Khánh Hòa 89.000-90.000 Giữ nguyên
Bình Thuận 76.000-77.000 Giữ nguyên
Đắk Lắk 81.000-82.000 Giữ nguyên
Đắk Nông 80.000-81.000 Giữ nguyên
Lâm Đồng 84.000-85.000 Giữ nguyên
Gia Lai 84.000-85.000 Giữ nguyên
Đồng Nai 84.000-85.000 Giữ nguyên
TP.HCM 83.000-84.000 Giữ nguyên
Bình Dương 83.000-84.000 Giữ nguyên
Bình Phước 84.000-85.000 Giữ nguyên
BR-VT 84.000-85.000 Giữ nguyên
Long An 87.000-88.000 Giữ nguyên
Tiền Giang 84.000-85.000 Giữ nguyên
Bạc Liêu  84.000-85.000 Giữ nguyên
Bến Tre 84.000-85.000 Giữ nguyên
Trà Vinh 84.000-85.000 Giữ nguyên
Cần Thơ 84.000-85.000 Giữ nguyên
Hậu Giang 85.000-86.000 Giữ nguyên
Cà Mau 85.000-86.000 Giữ nguyên
Vĩnh Long 84.000-85.000 -1.000
An Giang 85.000-86.000 Giữ nguyên
Kiêng Giang 85.000-86.000 Giữ nguyên
Sóc Trăng 83.000-85.000 Giữ nguyên
Đồng Tháp 84.000-85.000 Giữ nguyên
Tây Ninh 82.000-83.000 -1.000
PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement