Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas tháng 6 bất ngờ giảm mạnh

Giá cả hàng hóa

31/05/2022 18:24

Giá gas bán lẻ trong nước bất ngờ giảm 31.000 đồng bình 12kg kế từ ngày mai (1/6).

Chiều nay (31/5), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/6, giá bán gas SP giảm 2.583 đồng/kg (đã VAT), tương đương giảm 31.000 đồng bình 12kg. Với mức giảm này, mỗi bình gas 12 kg sẽ được bán ở mức 456.000 đồng. 

Theo Saigon Petro, giá gas bán lẻ trong nước giảm là do giá CP bình quân tháng 6/2022 giảm 105 USD/tấn so với tháng 5/2022.

Như vậy sau 3 tháng liên tiếp lập đỉnh, mỗi bình gas 12 kg tăng 72.000 đồng, thì qua tháng 6/2022, bất ngờ quay đầu giảm mạnh 31.000 đồng. Đây là tính hiệu tích cực cho người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát vật giá tiêu dùng tăng cao.

Trên thị trường thế giới, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng châu Á giảm sau thông tin về việc nới lỏng một số hạn chế phong tỏa dịch COVID-19 ở Trung Quốc, trong khi các công ty đang chờ đợi sự phục hồi thật sự trong hoạt động mua sắm để đáp ứng nhu cầu theo mùa đông.

Còn tại châu Âu, cuộc chạy đua tìm kiếm giải pháp thay thế cho khí tự nhiên của Nga đang đẩy thế giới đến bờ vực khủng hoảng năng lượng. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vẫn phải mua 35% khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraina, Liên minh châu Âu (EU) đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow. Các nước EU đang đua nhau mua thêm khí hóa lỏng từ Mỹ và các nước khác.

Châu Âu đã thu mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng với tốc độ chóng mặt trong vài tháng qua. Châu Âu, tính cả Anh, đã nhập khẩu tổng cộng 28,2 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ tháng 2 đến tháng 4.

Chiều 31/5, giá khí đốt tự nhiên tương lai của Mỹ giao dịch ở mức 8,6 USD/mmBTU, tiến gần mức cao nhất trong 14 năm là 9,45 USD đạt được vào tuần trước, trong bối cảnh nhu cầu làm mát cao hơn ở Mỹ, do thời tiết nóng hơn theo mùa, nhu cầu quốc tế tăng mạnh và sản lượng chậm chạp. 

Cuộc chiến của Nga với Ukraina đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, với nhu cầu đối với LNG của Mỹ vẫn tăng cao một phần do châu Âu kêu gọi xuất khẩu của Mỹ để giúp cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga. 

Trong tuần này, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí cấm vận chuyển dầu của Nga bằng đường biển. Ngoài ra, dữ liệu EIA cho thấy dự trữ khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ đã tăng ít hơn dự kiến 80 tỷ feet khối vào tuần trước và cũng thấp hơn mức bơm trung bình trong 5 năm là 97 bcf, khiến mức tồn kho hiện tại thấp hơn 15,3% so với 5 năm. 

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement