Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas tháng 11 tăng 20.000 đồng/bình 12kg

Giá cả hàng hóa

01/11/2022 00:54

Công ty Saigon Petro vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/11.

Theo Saigon Petro, từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã VAT), tương đương tăng 20.000 đồng/bình 12kg. Như vậy với mức giảm này, giá bán lẻ gas SP đến tay người tiêu dùng trong tháng 11 sẽ ở mức 425.000 đồng/bình 12kg

Lý do giá gas trong nước tăng được đại diện Saigon Petro nêu ra là giá CP bình quân tháng 11/2022 ở mức 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng 10/2022.

Hiện nay nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.

Trong khi đó, theo dữ liệu mới nhất từ văn phòng thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU), việc sử dụng khí đốt tổng thể tại 27 quốc gia thuộc EU đã giảm 14% trong tháng 8 và giảm 15% vào tháng 9 so với mức trung bình 5 năm.

Dữ liệu từ cơ quan Hạ tầng khí đốt châu Âu (Gas Infrastructure Europe) cho thấy, dự trữ khí đốt của EU hiện đạt khoảng 94% công suất. Mức này vượt xa mục tiêu dự trữ đạt 80% mà EU đặt ra cho mốc thời gian tháng 11.

Các ngành công nghiệp EU đã áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng khí đốt và trong một số trường hợp chuyển sang điện khi giá khí đốt đạt mức cao kỷ lục vì Nga cắt giảm nguồn cung cấp cho châu Âu sau xung đột với Ukraine.

Trong nhiều tháng qua, châu Âu đã gấp rút tìm nguồn cung khí đốt thay thế cho nguồn nhập khẩu từ Nga sau khi chiến sự bùng phát tại Ukraina. Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Qatar sau khi giảm nhập khí đốt từ Nga.

Kho của châu Âu đạt 93,8%, hơn nhiều so với mục tiêu 80% mà châu Âu đặt ra trước tháng 11. Trong 5 năm qua, mức dự trữ khí đốt bình quân cao nhất của châu Âu là 87%.

Các kho trữ khí đốt trên khắp lục địa này đã được lấp đầy đến mức sẵn sàng cung cấp cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp trong mùa đông này.

Ngay cả các tàu chở LNG, mà các khách hàng châu Âu đã cạnh tranh giành giật chúng rời khỏi châu Á, hiện đang rất dồi dào đến mức gây ra tình trạng tắc ùn ứ bên ngoài khơi các bờ biển châu Âu, nơi có các kho cảng chờ dỡ hàng.

Trong các quốc gia châu Âu, Pháp đã sớm hoàn tất việc trữ đầy 100% kho dự trữ khí đốt và được cho là có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác trong nguồn cung năng lượng nhờ số lượng nhà máy điện hạt nhân đông đảo.

Bên cạnh đó, Đức cho biết dự trữ khí đốt đã đạt 95%. Nước này đã chi 1,5 tỉ euro (1,46 tỉ USD) để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các nhà cung cấp chính là Qatar và Mỹ.

Mặc dù giá khí đốt ngày 31/10, bất ngờ tăng trở lại trong phiên giao dịch sau những ngày giảm sâu liên tiếp, tuy nhiên, nhìn chung giá khí tự nhiên giao sau tiêu chuẩn của châu Âu đã giảm hơn 70% so với thời điểm cao kỷ lục vào cuối tháng 8.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement