Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas tăng mạnh ngày đầu tháng 6

Giá cả hàng hóa

01/06/2021 10:34

Giá gas hôm nay 1/6 tăng mạnh ở thị trường trong nước cũng như thế giới.

Ở thị trường trong nước, giá gas hôm nay 1/6 tăng 1.167 đồng/kg (đã VAT), tương đương 14.000 đồng bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng sẽ ở mức 375.000 đồng bình 12kg.

Ông Trần Văn Phúc, Trưởng phòng kinh doanh gas Saigon Petro cho hay, giá gas bán lẻ trong nước tăng là do giá CP bình quân tháng 6/2021 tăng 42,5 USD/tấn so với tháng trước, lên mức 527,5 USD/tấn.

Sau hai tháng giảm liên tiếp, giá gas tháng 6/2021 quay đầu tăng. Như vậy, từ đầu năm đến nay, sau 4 lần tăng giá với 64.500 đồng, 2 lần giảm giá với 39.500 đồng, mỗi bình gas 12kg (từ ngày mai 1/6) thấp hơn 3.000 đồng so với tháng cuối năm 2019.

BẢNG GIÁ GAS BÁN LẺ THÁNG 6/2021
STTTên hãngLoạiGiá đề xuất (đồng)Giá bán lẻ (đồng)
1Saigon Petro12kg (Màu xám)375.000360.500
2Saigon Petro45kg (Màu xám)1.438.5001.250.000
3Gia Đình12kg (Màu xám)375.000350.000
4Gia Đình12kg (Màu vàng)375.000350.000
5Gia Đình45kg (Màu xám)1.585.5001.242.000
6ELF6kg (Màu đỏ)237.000224.500
7ELF12kg (Màu đỏ)341.000338.000
8ELF39kg (Màu đỏ)1.535.0001.352.000
9Petrolimex12kg (Màu xám)348.000330.000
10Petrolimex13kg (Màu đỏ)355.200345.000
11Pacific Petro12kg (Màu xanh)325.000301.000

Trên thế giới, giá gas hôm nay 1/6 cũng tăng mạnh với 2,22% lên 3,0095 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2021, ghi nhận lúc 11h (giờ Việt Nam).

Các nhà sản xuất năng lượng và những người ủng hộ ở vùng Rockies đang tìm kiếm các lựa chọn thị trường Bờ biển Thái Bình Dương về phía nam biên giới vì triển vọng về một cơ sở xuất khẩu phía Tây Mỹ ngày càng khó xảy ra.

Công ty tư vấn nghiên cứu Wood Mackenzie cho biết: Tăng trưởng nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á sẽ chậm lại trong năm tới do sự phục hồi kinh tế trì trệ và năng lực cạnh tranh giữa nhiên liệu hạt nhân và than đá mở rộng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.



P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement