Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 3/7: Tiếp tục giảm

Giá cả hàng hóa

03/07/2023 09:38

Giá gas sáng 3/7 giảm 2,38% xuống mức 2,7 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2023.

Giá gas đã tăng gần 15% trong tháng, kéo dài mức tăng trong quý hai lên gần 22% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa hè do sản xuất giảm nhẹ và nhu cầu điều hòa không khí dự kiến sẽ tăng.

Tuy nhiên, giá khí đốt tự nhiên vẫn thấp hơn khoảng ba lần so với mức quan sát được vào tháng 6 năm trước, trong bối cảnh nguồn cung ở Mỹ tăng lên, bao gồm cả việc nối lại hoạt động tại cơ sở xuất khẩu LNG Freeport, một mùa đông ôn hòa đã trải qua ở bán cầu bắc trong suốt 2022-2023 và các kho dự trữ mạnh ở châu Âu.

Tại hội nghị Năng lượng châu Á vừa được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, ông John Hess, Giám đốc điều hành công ty dầu Hess Corporation của Mỹ cho rằng, nhận thức lớn nhất rút ra từ hội nghị lần này là thế giới vẫn cần dầu và khí đốt trong hàng chục năm nữa.

Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn nhiều tiền hơn và cần nhiều công nghệ mới. "Thế giới cần phải đầu tư 4.000 tỷ USD mỗi năm cho năng lượng sạch. Nhưng theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đầu tư cho năng lượng sạch trên toàn cầu được dự đoán mới chỉ tăng lên mức 1.700 tỷ USD trong năm 2023", ông John Hess cho hay.

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết khách hàng mua khí đốt Nga đều ở phương Đông, khu vực mà cơ sở hạ tầng khí đốt chưa được xây dựng nhiều. Xung đột Nga - Ukraina đã khiến châu Âu quyết tâm "cai nghiện" khí đốt Nga nhưng điều đó không có nghĩa Moscow hết khách hàng.

Vào năm 2021, Nga đã bơm khoảng 150 tỷ m3 khí qua các đường ống tới châu Âu, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Đức, Pháp và Áo. Châu Âu từng có lúc phụ thuộc 2/3 nguồn cung khí đốt vào Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraina làm sứt mẻ mối quan hệ đó, Moscow hướng tới những khách hàng khác.

Tuy nhiên, hiện tại, khách hàng mới của Nga mới chỉ hấp thụ được một phần khí đốt của nước này. Trong khi đó, giá khí đốt sụt giảm cũng khiến thu nhập của Moscow giảm sút.

Đối với châu Âu, để "cai nghiện" năng lượng Nga cũng như lấp đầy các kho chứa khí đốt cũng không dễ dàng. Trước mùa đông năm ngoái, châu Âu đã phải mua khí đốt với mức giá đắt chưa từng thấy. Sau đó, các đường ống Nord Stream bị phá hoại khiến nguồn cung chính từ Moscow bị gián đoạn. Nhưng may mắn thay, mùa đông ấm áp đã cho phép châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ở thời điểm này, theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11/2023.

Từ năm ngoái, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU), chiếm hơn 24% thị trường, trong khi Nga chiếm 15%.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7, giá gas đồng loạt giảm. Hiện giá gas Saigon Petro là 347.000 đồng/bình 12 kg, gas City Petro: 385.000 đồng/bình 12 kg và 1.443.500 đồng/bình 45 kg...

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement