Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 23/6: Giảm nhẹ

Giá cả hàng hóa

23/06/2023 09:09

Giá gas hôm nay 23/6 giảm gần 0,2% xuống mức 2,6 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.

Giá khí đốt tại châu Âu đã giảm nhẹ từ phiên giữa tuần này sau khi tăng đột biến vào tuần trước, trong bối cảnh thị trường chung biến động liên quan đến lo ngại thời tiết nóng ở Bắc Âu và sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch ở Na Uy làm tăng nhu cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đặt EU vào thế cạnh tranh về nguồn cung.

Theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, cơ sở lưu trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đầy 74%, cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm trước đó vào thời điểm này trong năm. Châu Âu đang trên đà đạt tới mục tiêu làm đầy 90% dự trữ khí đốt vào tháng 11 năm nay.

Thỏa thuận vận chuyển khí đốt đầu tiên giữa Nga và Ukraina được ký kết vào tháng 12/2019, có hiệu lực trong 5 năm. Thỏa thuận đảm bảo khối lượng trung chuyển tối thiểu 65 tỷ m3 khí đốt trong năm 2020 và 40 tỷ m3 khí đốt/năm trong giai đoạn 2021 - 2024. Thỏa thuận này mang về 7 tỷ USD cho Ukraina.

Khi được hỏi liệu Ukraina có sẵn sàng đàm phán lại thỏa thuận này với Moscow hay không, Bộ trưởng German Galushchenko cho biết, việc hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán khó có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, Ukraina đang chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung.

Như vậy, một trong những tuyến đường huyết mạch cuối cùng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu có thể bị đóng cửa vào cuối năm tới khi hợp đồng cung cấp khí đốt của Ukraina với Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom hết hạn.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Năng lượng Ukraina cho hay, châu Âu đã chuẩn bị tương đối sẵn sàng cho tình trạng nguồn cung tiếp tục thu hẹp, sau khi đã thích ứng với những đợt cắt giảm tương tự trong quá khứ bằng cách giảm nhu cầu và tìm nguồn nhập khẩu thay thế như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina vào năm 2022, Na Uy đã thay thế Nga trở thành nguồn nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), với thị phần khoảng hơn 24%, so với mức 15% của Nga.

Công ty Gassco - Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Na Uy, cho biết kế hoạch ngừng hoạt động tại một trong số các nhà máy khí đốt của công ty đã được gia hạn đến ngày 15/7. Lúc đầu, nhà máy này dự kiến hoạt động trở lại vào ngày 21/6. Hai nhà máy khí đốt khác vẫn trong tình trạng ngưng hoạt động vô thời hạn do các vấn đề về quy trình.

Mới đây, Tập đoàn OMV của Áo mới đây cho biết sẽ khai thác một mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ ngoài khơi Romania ở Biển Đen. Đây là một quyết định được chờ đợi từ lâu trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt.

Theo đó, OMV Petrom và đối tác Romgaz của Romania sẽ đầu tư 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD) vào dự án khai thác mỏ Neptun Deep, một trong những mỏ khí đốt lớn nhất ở châu Âu. Mỏ này có trữ lượng khí đốt có thể thu hồi vào khoảng 100 tỷ m3. Dự án đầu tư khai thác mỏ Neptun Deep có thể đưa Romania trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn nhất ở "lục địa già".

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas đồng loạt giảm. Hiện, giá gas Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg. Tại TP.HCM, Công ty Saigon Petro niêm yết giá bán gas SP ở mức 456.000 đồng.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement