Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 14/6: Giảm trở lại do nhu cầu ảm đạm

Giá cả hàng hóa

14/06/2023 08:37

Giá gas hôm nay 14/6, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 1,2% xuống mức 2,31 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 7/2023.

Theo Trading Economics, khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ giao dịch ở mức 2,42 USD/MMBtu vào cuối quý này và dự báo giao dịch ở mức 2,96 trong 12 tháng tới.

Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng trên 2,3 USD/MMBtu, mở rộng mức tăng 3,8% trong tuần trước do nhu cầu cao hơn và nguồn cung thấp hơn. 

Dự báo đợt nắng nóng từ ngày 21-28/6 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt để sản xuất điện. Ngoài ra, sản lượng trong nước đang giảm từ mức kỷ lục trong tháng 5 là 102,5 bcfd. Mặt khác, khí đốt chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng do bảo dưỡng tại một số cơ sở.

Theo RT, bất chấp việc Kiev cáo buộc Moscow gây hấn, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ hợp đồng cung cấp khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraina. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, rất khó có khả năng hợp đồng sẽ được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Trong khi Đức tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các nước EU khác vẫn dựa vào Moscow để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Nếu Áo, Slovakia, Italia và Hungary bị cắt nguồn cung khí đốt, EU sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ theo các quy tắc chia sẻ khí đốt của khối, điều này dẫn đến khó khăn cho lĩnh vực công nghiệp Đức.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng các nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng mới trên bờ biển Baltic là điều cần thiết để Berlin có thể nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng các cơ sở này.

Theo các chuyên gia, mặc dù vai trò của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu đã giảm đáng kể nhưng nguồn khí đốt của Nga vẫn rất cần thiết để cân bằng cung - cầu tại thị trường châu Âu cho đến khi EU củng cố được khả năng tái hóa khí hoặc cho đến khi các nguồn năng lượng thay thế được đưa vào hoạt động.

Liên minh châu Âu đang dự trữ nhiên liệu để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Kho dự trữ khí đốt của EU đã đầy hơn 70% và theo nhiều ước tính khác nhau, dự kiến sẽ đạt 100% công suất vào cuối tháng 8.

Châu Âu bù đắp cho sự suy giảm đáng kể nguồn cung của Nga bằng việc tăng mạnh nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, đặc biệt là từ Mỹ. Lượng nhập khẩu từ Na Uy và Algeria cũng tăng lên.

EU đang xem xét dự trữ một số khí đốt tự nhiên ở Ukraina. Việc lưu trữ thêm nhiên liệu ở Ukraina có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa trong những tháng tới. Tuy nhiên, các thương nhân và công ty khí đốt được cho là lo lắng về những rủi ro liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt giảm. Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 33.640 đồng/bình 12 kg và 134.660 đồng/bình 48 kg.

Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.

Công ty TNHH khí hóa lỏng Việt Nam (VT Gas) giảm 2.916 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình12kg và 131.000 đồng/bình 12 kg so với tháng 5.

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.HCM (gas SP) giảm 2.958 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương giảm 35.500 đồng/bình 12kg và 133.110 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.

Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement