Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas hôm nay 12/7: Tăng trở lại do thắt chặt nguồn cung

Giá cả hàng hóa

12/07/2022 06:00

Hợp đồng khí đốt tự nhiên tương lai của Mỹ giao dịch quanh mức 6,4 USD/mmBTU vào rạng sáng 12/7, tăng gần 6% so với phiên trước.

Đường ống lớn nhất dẫn khí đốt của Nga đến Đức đã bắt đầu bảo trì hàng năm vào thứ Hai, với dòng chảy dự kiến sẽ ngừng trong 10 ngày, nhưng các chính phủ, thị trường và các công ty lo ngại việc ngừng hoạt động có thể bị kéo dài do chiến tranh ở Ukraina.

Đường ống Nord Stream 1, vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic. Bảo trì kéo dài từ ngày 11 đến 21/7.

Tháng trước, Nga đã cắt giảm dòng chảy xuống 40% tổng công suất của đường ống, với lý do việc trả lại thiết bị bị trì hoãn bởi Siemens Energy của Đức, ở Canada.

Vào cuối tuần, Canada cho biết họ sẽ trả lại một tuabin đã sửa chữa, nhưng họ cũng cho biết rằng sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

Châu Âu lo ngại Nga có thể kéo dài thời gian bảo trì theo lịch trình để hạn chế nguồn cung cấp khí đốt của Châu Âu hơn nữa, khiến kế hoạch lấp đầy kho dự trữ cho mùa đông trở nên xáo trộn và làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến các chính phủ phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp và hóa đơn cho người tiêu dùng cao ngất ngưởng.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nước này nên đối mặt với khả năng Nga ngừng các dòng khí đốt qua Nord Stream 1 ngoài thời gian bảo trì theo lịch trình.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ cáo buộc rằng Nga đang sử dụng dầu khí để gây áp lực chính trị, nói rằng việc ngừng bảo dưỡng là một sự kiện thường xuyên, theo lịch trình và không ai "phát minh" ra bất kỳ việc sửa chữa nào.

Có những đường ống lớn khác từ Nga đến châu Âu nhưng dòng chảy đang dần suy giảm, đặc biệt là sau khi Ukraina ngừng một tuyến đường vận chuyển khí đốt vào tháng 5, do sự can thiệp của lực lượng Nga.

Nga đã cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia châu Âu không tuân thủ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp (RUB).

Khí tự nhiên dự kiến sẽ giao dịch ở mức 6,41 USD/mmBTU vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Ở thị trường trong nước, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/7, giá bán gas SP giảm 583 đồng/kg (đã VAT), tương đương giảm 7.000 đồng bình 12kg. Với mức giảm này, mỗi bình gas 12 kg sẽ được bán ở mức 449.000 đồng.

Theo Saigon Petro, giá gas bán lẻ trong nước giảm là do giá CP bình quân tháng 7/2022 giảm 25 USD/tấn so với tháng 6/2022, còn 725 USD/tấn.

Như vậy, giá gas đã có 2 tháng giảm mạnh liên tiếp. Đây là tính hiệu tích cực cho người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Trước đó, giá gas bán lẻ tháng 6 giảm 31.000 đồng đối với bình 12kg và 116.250 đồng đối với bình 45kg.

BẢNG GIÁ GAS BÁN LẺ THÁNG 7/2022
STTTên hãngLoạiGiá bán lẻ (đồng)
1Saigon Petro12kg (Màu xám)449.000
2Gia Đình12kg (Màu vàng)446.000
3ELF12,5kg (Màu đỏ)503.000
4PetroVietnam12kg (Màu xám)427.000
5Gas Thủ Đức12kg (Màu xanh)427.000
6Miss gas12kg (chống cháy nổ)505.000
7Gia Đình45kg (Màu xám)1.259.000
8Gas Thủ Đức45kg (Màu xám)1.259.000
9Petrovietnam45kg (Màu hồng)1.259.000
TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement