Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas 15/5: Giảm mạnh, đỏ rực phiên giao dịch đầu tuần

Giá cả hàng hóa

15/05/2023 09:34

Giá gas hôm nay 15/5, giảm 0,57% xuống mức 2,25 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2023.

Khí đốt tự nhiên tương lai của Hoa Kỳ giao dịch quanh mức 2,2 USD/MMBtu và được thiết lập cho mức tăng hàng tuần do sản lượng giảm và dự báo nhu cầu cao hơn trong hai tuần tới. Dữ liệu sơ bộ cho thấy sản lượng khí đốt giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần là 100,8 tỷ feet khối mỗi ngày vào thứ Năm. 

Đồng thời, nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ tăng từ 91,3 bcfd trong tuần này lên 91,6 bcfd vào tuần tới do thời tiết ấm hơn khiến nhiều người bật điều hòa hơn. Mặt khác, lưu lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đã giảm trong tháng 5, chủ yếu là do việc cắt giảm tại một số kho cảng ở Louisiana và Texas. 

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của EIA cho thấy việc xây dựng kho chứa lớn hơn một chút so với dự kiến vào tuần trước, vẫn nhỏ hơn bình thường vào thời điểm này trong năm do thời tiết lạnh khiến nhu cầu sưởi ấm đối với nhiên liệu tăng cao.

Giá gas hôm nay 15/5: Nối dài đà giảm, đỏ rực phiên giao dịch đầu tuần - Ảnh 1.

Khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ giao dịch ở mức 2,26 USD/MMBtu vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích

Tờ Financial Times mới đây đưa tin, khối cường quốc công nghiệp G7 và Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu khí đốt của Nga qua các đường ống mà Moscow đã cắt đứt nguồn cung. Quyết định trên sẽ được chốt tại Hội nghị thượng đỉnh khối G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Đức, Ý, Pháp, Canada và Nhật Bản tại Hiroshima từ ngày 19 -21/5.

Theo đó, G7 và EU nhất trí cấm Nga tái khởi động các đường ống dẫn khí đốt sang các nước như Ba Lan và Đức. Năm ngoái, việc Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 kết nối với Đức đã châm ngòi cuộc khủng hoảng năng lượng khắp châu Âu.

Hiện nay, các cường quốc phương Tây muốn đảm bảo rằng Nga sẽ không nhận được bất kỳ khoản thu xuất khẩu năng lượng nào tăng thêm để gia tăng sức ép kinh tế lên Điện Kremlin.

Trong những tháng gần đây, giá khí đốt giảm mạnh nhờ châu Âu cắt giảm thành công nhu cầu trong mùa đông, đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo và tiếp cận các nguồn cung thay thế chẳng hạn như khí đốt hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường biển.

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga giảm từ hơn 40% xuống dưới 10%, đồng thời một mùa đông ôn hòa đã giúp châu Âu duy trì dự trữ khí đốt ở mức cao. Các quan chức châu Âu tin rằng, các kho trữ khí đốt trong khu vực sẽ sớm đạt công suất tối đa trước mùa đông tới. Hiện các kho trữ khí đốt này đầy khoảng 60% so với khoảng 30% vào cùng thời điểm năm 2022.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã khởi động cuộc đấu thầu quốc tế để mua chung khí đốt nhằm có được mức giá tốt hơn để bổ sung dự trữ trước mùa Đông năm 2023-2024. Ủy ban châu Âu cũng như một số quốc gia thành viên hứa hẹn sẽ đảm bảo an ninh hơn về nguồn cung và giảm giá khí đốt từ cơ chế này.

Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng, trong tình huống EU mất đi nhà cung cấp khí đốt lớn nhất là Nga, cung cấp tới 40% lượng nhập khẩu, thì phía nguồn cung tiềm năng đã bị suy yếu đi đáng kể. Việc cố gắng mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ thị trường thế giới chỉ có nghĩa là châu Âu đang lấy đi nguồn cung cho một nơi khác, và do đó sẽ làm giá nhiên liệu tăng chứ không giảm.

Trong giai đoạn tới, ngành công nghiệp sản xuất điện và sưởi ấm sẽ tiêu thụ ngày càng nhiều khí đốt, đặc biệt là khí đốt tự nhiên. Việc ngừng sử dụng các nguồn năng lượng than và hạt nhân sẽ khiến châu Âu không có thời gian để lấp đầy khoảng năng lượng thiếu hụt này, cho dù EU đang đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement