Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá dầu tăng nhẹ khi thị trường cân nhắc dữ liệu hàng tồn kho

Giá cả hàng hóa

03/08/2023 07:46

Giá xăng dầu đã giảm khi Fitch hạ bậc tín dụng của Mỹ nhưng dự trữ dầu của Mỹ giảm sốc đã hỗ trợ giá lấy lại đà tăng. Giá dầu WTI tiến dần tới mốc 80 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/8, giá dầu lao dốc hơn 2% bất chấp sự sụt giảm "khủng" trong dự trữ dầu thô của Mỹ. Sự trượt dốc của giá dầu là bởi các thương nhân giảm bớt rủi ro sau khi một trong ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất Mỹ hạ bậc tín dụng của Mỹ.

Giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 1,71 USD, tương đương 2%, xuống mức 83,2 USD/thùng. Tương tự, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,88 USD, tương đương 2,3%, xuống mức 79,49 USD/thùng.

Theo Reuters, Fitch đã hạ bậc tín dụng của Mỹ từ bậc cao nhất AAA xuống bậc AA+ với lý do suy thoái tài chính và đàm phán trần nợ đe dọa khả năng thanh toán các hóa đơn của chính phủ, mặc dù khủng hoảng trần nợ đã được giải quyết cách đây 2 tháng.

Đầu phiên, cả dầu Brent và WTI đều đã tăng hơn 1 USD, được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Cục Dầu khí Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ giảm mạnh khoảng 15,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/7, cao gấp hơn 10 lần so với dự đoán của các nhà phân tích là giảm 1,37 triệu thùng.

Tuy nhiên, dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) chỉ ra rẳng dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 17 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1982. Sự sụt giảm được thúc đẩy bởi hoạt động lọc dầu tăng và xuất khẩu dầu thô mạnh.

Bất chấp mức tồn kho giảm kỷ lục, giá dầu của Mỹ vẫn trượt dốc trong bối cảnh thị trường tài chính đồng loạt lao dốc sau khi Fitch hạ bậc tín dụng của Mỹ.

Theo các thương nhân và các nhà phân tích, việc chính phủ Mỹ rút lại đề nghị mua 6 triệu thùng dầu bổ sung cho kho dự trữ dầu chiến lược cũng đẩy giá dầu lao dốc.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp của châu Mỹ tại OANDA, cho biết: "Nhu cầu xăng dầu dường như đã đạt đỉnh".

Trong khi đó, theo một nhà lãnh đạo của OPEC, tồn kho dầu thô cũng bắt đầu giảm ở các khu vực khác do nhu cầu vượt xa nguồn cung, vốn bị hạn chế bởi việc cắt giảm sản lượng sâu từ Saudi Arabia.

Lo ngại gia tăng rằng hoạt động mua dầu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể chậm lại khi giá tăng. Dữ liệu PMI của Trung Quốc trong tháng 7 đã cho thấy nhu cầu nhiên liệu của quốc gia Đông Á này có thể yếu hơn dự kiến.

Việc mua dầu thô của Trung Quốc là do cơ hội chứ không phải do nhu cầu cao hơn. Thị trường tiếp tục được thúc đẩy hoàn toàn bởi những hạn chế về nguồn cung, vốn luôn chịu tác động bởi biến động chính trị tiềm tàng, Philip Jones-Lux của Sparta Commodities nhận xét.

Các nhà phân tích kỳ vọng Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng nữa, bao gồm cả tháng 9 trong cuộc họp của OPEC+ vào ngày 4/8.

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ xăng dầu đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tăng mạnh tại kỳ điều hành giá chiều 1/8 với mức tăng cao nhất là 1171 đồng/lít.

Ở lần điều chỉnh này, liên Bộ không chi Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng và dầu mazut; chi Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel ở mức 400 đồng/lít; đối với mặt hàng dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 21 lần điều chỉnh, trong đó có 11 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement