Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá dầu chịu sức ép từ cuộc xung đột tại Trung Đông

Giá cả hàng hóa

30/10/2023 08:21

Giá dầu giảm sau khi Israel triển khai lực lượng tới Gaza với cách tiếp cận thận trọng hơn so với tuyên bố ban đầu, củng cố suy đoán rằng cuộc giao tranh có thể vẫn được kiềm chế bất chấp những lời tuyên bố từ Iran.

Giá dầu Brent chuẩn toàn cầu giảm xuống dưới 90 USD/thùng, sau khi tăng gần 3% vào ngày 26/10 khi Israel tăng cường hoạt động, trong khi West Texas Middle giảm xuống còn 84 USD. Mặc dù Israel đã gửi quân và xe tăng vào phía bắc Dải Gaza để trả đũa cuộc tấn công ngày 7/10, nhưng nước này đang thực hiện cách tiếp cận hàng ngày thay vì tiến hành một cuộc xâm lược lớn.

Thị trường dầu mỏ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Gaza vì lo ngại rằng nó có thể lan rộng ra ngoài vùng đất này và Israel, kéo theo các quốc gia và nhóm khác như Iran. 

Trong ngày 28/10, những máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ Iran (IDF) đã tấn công 150 mục tiêu dưới lòng đất ở phía Bắc Gaza chỉ trong một đêm.

Các chuyên gia năng lượng nhận định rủi ro lớn nhất đối với giá dầu là cuộc xung đột Hamas-Israel lan rộng tại Trung Đông, khu vực chiếm 1/3 nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.

Giá dầu chịu sức ép từ cuộc xung đột tại Trung Đông - Ảnh 1.

Xe tăng Merkava của Israel chiếm giữ các vị trí ở phía bắc Dải Gaza ngày 29/10. Ảnh: AFP/Getty Images

Iran, nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu tại Trung Đông và ủng hộ Hamas và các nhóm chiến binh khác trong khu vực, cuối tuần qua cảnh báo việc Israel phát động chiến dịch trên bộ tại Dải Gaza sẽ làm leo thang cuộc xung đột hiện tại.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hôm 29/10 tuyên bố Israel đã vượt qua "lằn ranh đỏ" và có thể buộc tất cả mọi người phải hành động. Trước đó, Tổng thống Raisi nói trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera rằng Iran sẽ phớt lờ những cảnh báo của Mỹ về việc can thiệp vào cuộc xung đột Palestine - Israel.

Trước khi giao dịch dầu thô tương lai vào thứ Hai (30/10) ở châu Á, cả Tehran và Washington đều cảnh báo rằng xung đột vẫn có thể lan rộng. Iran cho biết cuộc chiến có thể "buộc mọi người phải hành động". Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, Mỹ nhận thấy "nguy cơ lan tỏa ngày càng cao" .

Vandana Hari, người sáng lập công ty tư vấn Vanda Insights, cho biết: "Cuối tuần cho thấy xung đột vũ trang vẫn chỉ giới hạn ở Israel và Gaza, trong bối cảnh đó, dầu thô có vẻ đã được mua quá mức". Bà nói thêm: "Giá có thể sẽ tiếp tục trượt cho đến khi xảy ra sự kiện rủi ro tiếp theo".

Iran là nước ủng hộ chính cho Hamas, nhóm bị Mỹ và Liên minh châu Âu liệt vào danh sách nhóm khủng bố. Tehran cũng hỗ trợ Hezbollah ở miền nam Lebanon, nơi có lực lượng bố trí dọc biên giới phía bắc của Israel.

Ngoài Trung Đông, có nhiều dấu hiệu trái chiều về tình trạng của thị trường vật chất. Tại Mỹ, dự trữ dầu tại trung tâm lưu trữ quan trọng ở Cushing, Oklahoma, vẫn gần mức thấp nhất kể từ năm 2014, nhưng tình trạng dư thừa xăng chưa từng có đã tăng lên dọc theo Bờ Vịnh.

Một số số liệu thị trường chỉ ra các điều kiện ít chặt chẽ hơn. Mức chênh lệch ngay lập tức của WTI, mức chênh lệch giữa hai hợp đồng gần nhất là 74 xu một thùng ở trạng thái bù hoãn bán. 

Mặc dù đây vẫn là một mô hình tăng giá, nhưng con số này vừa ở gần mức thấp nhất được thấy vào tuần trước, vừa thấp hơn mức chênh lệch trước khi xung đột nổ ra.

(Nguồn: Bloomberg)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement