Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cao su hôm nay 8/4: Ảm đạm

Giá cả hàng hóa

08/04/2024 10:39

Giá cao su hôm nay 8/4 giảm trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) không có nhiều biến động.

Tại sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 0,15% xuống mức 336,5 yen/kg. Trên sàn SHFE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 5/2024 duy trì ở mức 14.275 nhân dân tệ/tấn. 

Giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước vẫn giữ mức ổn định từ 230 - 288 đồng/ TSC. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270 - 280 đồng/TSC.

Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 286 - 288 đồng/TSC. Tại Gia Lai, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230 - 240 đồng/TSC.

Giá cao su hôm nay 8/4: Ảm đạm- Ảnh 1.

Cao su tăng 6,50 US Cents/kg hay 4,16% kể từ đầu năm 2024.

Đầu năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới, trong đó cao su là một trong những mặt hàng cần truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu vào EU. Do thời hạn 18 tháng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với các công ty vừa và lớn là tương đối ngắn, những người tham gia thị trường chia sẻ lo ngại về việc liệu có thể kịp thời đáp ứng các yêu cầu của EU hay không. Thị trường cũng quan ngại về việc 6 tháng sau đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc nhỏ cũng phải tuân theo các quy tắc tương tự, tức là trước ngày 30/6/2025.

Tuy nhiên, thông tin tình báo thị trường cho thấy các nhà chế biến quy mô lớn hơn ở một số quốc gia, chẳng hạn như châu Phi, đã thiết lập các hệ thống để theo dõi từng lô hàng đến tận nơi xuất xứ. Các nhà chế biến này có vẻ tự tin rằng hệ thống của họ là đủ, nhưng các hướng dẫn cụ thể về cách tiến hành kiểm tra các lô hàng và tài liệu hướng dẫn vẫn chưa được Ủy ban châu Âu tiết lộ.

Hiện nay, các hợp đồng cao su thường được đàm phán hàng năm, theo đó người tiêu dùng đàm phán các hợp đồng dài hạn (LTC) để đảm bảo nguồn cung cao su tự nhiên ổn định cho năm tiếp theo. Mặt khác, người tiêu dùng dựa vào việc mua cao su tự nhiên trên thị trường giao ngay trực tiếp từ nhà sản xuất và/hoặc đại lý.

Kể từ khi có thông báo Quy định phá rừng của EU (EUDR), các nhà cung cấp mặt hàng này khi chào bán cao su hàng thực đã bắt đầu áp dụng chiến lược định giá theo cấp bậc. Giá khi ký kết hợp đồng thường cao hơn trước kia do việc bổ sung chi phí truy xuất nguồn gốc và sự không chắc chắn về giá trong môi trường kinh tế suy thoái.

Do sự khác biệt như vậy giữa các hợp đồng cao su hàng thực với các hợp đồng kỳ hạn tương lai – có nhiều bất chắc hơn, các quan sát viên nhận thấy đã có sự gia tăng thương mại cao su trên thị trường giao ngay trong năm 2023.

Năm 2024, dự kiến xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn do tác động của EUDR lên giá cả. Tác động tổng thể đến giá cả sẽ tăng do các nhà sản xuất dự kiến sẽ tính đến chi phí truy xuất nguồn gốc và chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng của họ. Chỉ có duy nhất một khả năng khác là nếu thị trường rơi vào trạng thái dư cung thì tác động từ EUDR mới được hạn chế.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement