Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cao su hôm nay 31/10: Sàn châu Á chìm trong sắc đỏ

Giá cả hàng hóa

31/10/2023 11:02

Giá cao su hôm nay 30/10 giảm tại Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) và Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE).

Tại sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 10/2023 giảm 0,28% xuống mức 251,7 yen/kg. Trên sàn SHFE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2023 giảm 0,51% xuống mức 12.800 nhân dân tệ/tấn, so với giao dịch trước đó.

Giá cao su hôm nay 31/10: Sàn châu Á chìm trong sắc đỏ - Ảnh 1.

Cao su tăng 14,80 US Cents/kg hay 11,37% kể từ đầu năm 2023.

Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 10/2023 đến nay, giá mủ cao su tại các vùng nguyên liệu duy trì ổn định. Tại Bình Phước dao động ở mức 265-285 đồng/TSC, Gia Lai và Lâm Đồng giá mủ nước ổn định ở mức 240 đồng/TSC.

Tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum và Đồng Nai giá mủ nước dao động từ 250-265 đồng/TSC; Đắk Nông dao động ở mức 275 đồng/TSC, TP.HCM là 270 đồng/TSC.

Tại các công ty cao su, giá mủ nước ổn định so với cuối tháng 9/2023, hiện duy trì quanh mức 265-295 đồng/TSC. Trong đó, Công ty Cao su Phước Hòa thu mua ở mức 293-295 đồng/TSC; Công ty Cao su Phú Riềng giá thu mua dao động ở mức 265-285 đồng/TSC. Công ty Cao su Bình Long giữ giá thu mua ở mức 265-275 đồng/TSC. Công ty Cao su Bà Rịa giữ giá thu mua ở mức 265-275 đồng/ TSC. 

Đến hết quý III năm nay, toàn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã có 30 công ty thành viên xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững, tăng 9 công ty so với cuối năm 2022. Tổng diện tích đã xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững là 275 nghìn ha (đạt 95% diện tích toàn Tập đoàn).

Hiện tại, đã có 18 thành viên VRG (tăng 1 công ty so với cuối năm 2022) được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với khoảng trên 113 nghìn ha cao su, đạt 83% so với kế hoạch (tăng hơn 4.000ha so với cuối năm 2023). Bên cạnh đó, có 37 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) đã được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC-CoC, tăng 7 nhà máy so với cuối năm 2022.

Việc các đơn vị thành viên đẩy mạnh thực hiện quản lý rừng bền vững và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm, nằm trong chiến lược xanh hóa chuỗi cung ứng của VRG. Tập đoàn đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 60% diện tích cao su và rừng trồng sản xuất đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC/FSC...) và 100% nhà máy chế biến mủ cao su có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

Đến năm 2050, toàn Tập đoàn có 100% diện tích cao su và rừng trồng sản xuất đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững quốc gia và quốc tế (VFCS/PEFC/FSC...) và 100% nhà máy sản xuất (mủ, gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su…) có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement