Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cao su hôm nay 26/3: Tăng trên sàn Thượng Hải

Giá cả hàng hóa

26/03/2024 09:17

Giá cao su hôm nay biến động trái chiều trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM).

Tại sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2024 đạt mức 323,5 yen/kg, giảm 0,98%. Trên sàn SHFE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 4/2024 được điều chỉnh lên mức 14.545 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,8%

Ở thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số doanh nghiệp duy trì ổn định quanh mức 270-305 đồng/TSC. Công ty Cao su Phú Riềng duy trì giá thu mua ở mức 285-305 đồng/TSC, giữ ổn định so với cuối tháng trước.

Công ty Cao su Bình Long trong khoảng 285-295 đồng/TSC. Công ty Cao su Bà Rịa duy trì giá thu mua ở mức 283-293 đồng/TSC. Công ty Cao su Mang Yang giữ giá thu mua ở mức 270-278 đồng/TSC.

Giá cao su hôm nay 26/3: Tăng trên sàn Thượng Hải- Ảnh 1.

Cao su tăng 5,90 US Cents/kg hay 3,78% kể từ đầu năm 2024.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng 61,7% về lượng và tăng 60,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân sao su sang thị trường này đạt 1.577 USD/tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2023.

2 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR 10 được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 39,01% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Đứng thứ hai là chủng loại SVR CV60 chiếm 26,54% và SVR 20 chiếm 16,55% Lượng và trị giá xuất khẩu các chủng loại này sang Hàn Quốc đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024 phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó tăng mạnh nhất là Latex tăng 7,4%; SVR CV60 tăng 6,7%; SVR CV50 tăng 6,1%; SVR 10 tăng 5,9%; SVR 20 tăng 4,6%…

Ngành sản xuất lốp xe của Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu cao su tự nhiên, trong khi cao su tổng hợp được sản xuất trong nước nhưng nguyên liệu thô cơ bản đều phải nhập khẩu.

Thị trường lốp xe Hàn Quốc được chia thành OE (lốp ô tô mới) và RE (lốp thay thế) và tỷ lệ doanh số OE/RE là khoảng 3:7, với nhu cầu thay thế lớn hơn nhiều so với ô tô mới. Ở cả thị trường thay thế (RE) và thị trường xe mới (OE), Hankook, Kumho và Nexans là 3 nhà sản xuất lốp xe nội địa lớn, chiếm khoảng 90% tổng thị trường sản xuất lốp xe của Hàn Quốc.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường, đặc biệt là từ Thái Lan (chiếm 25,05% tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc) và Indonesia (chiếm 17,84% tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc). Tuy nhiên thị phần cao su của Thái Lan và Indonesia đang bị thu hẹp lại so với cùng kỳ năm 2023.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement