Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cao su hôm nay 25/3: Biến động trái chiều

Giá cả hàng hóa

25/03/2024 09:32

Giá cao su hôm nay biến động trái chiều trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM).

Tại sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2024 tăng 0,09% lên mức 341,1 yen/kg. Trên sàn SHFE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 4/2024 điều chỉnh xuống mức 14.475 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,46%.

Ở thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số doanh nghiệp duy trì ổn định quanh mức 270-305 đồng/TSC. Công ty Cao su Phú Riềng duy trì giá thu mua ở mức 285-305 đồng/TSC, giữ ổn định so với cuối tháng trước.

Công ty Cao su Bình Long trong khoảng 285-295 đồng/TSC. Công ty Cao su Bà Rịa duy trì giá thu mua ở mức 283-293 đồng/TSC. Công ty Cao su Mang Yang giữ giá thu mua ở mức 270-278 đồng/TSC.

Giá cao su hôm nay 25/3: Biến động trái chiều- Ảnh 1.

Cao su tăng 7,60 US Cents/kg hay 4,87% kể từ đầu năm 2024.

Sau giai đoạn cân bằng cung cầu trong nửa cuối thập kỷ 2010 - 2020, thiếu hụt nguồn cung cao su trên toàn cầu đã manh nha xuất hiện từ đầu năm 2021 và trở lại vào năm 2023.

Theo ước tính của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong năm 2023, sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt 15,50 triệu tấn, tăng 9,1% so với năm 2022; trong khi đó, sản lượng khai thác chỉ tăng 3,4%, đạt 15,14 triệu tấn. Điều này khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt khoảng 0,36 triệu tấn.

Ước tính mới nhất của hãng chứng khoán Phú Hưng Securities (PHS) cho thấy, thị trường cao su thế giới trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ còn tiếp tục thâm hụt thêm khoảng 0,6 - 0,8 triệu tấn/năm khi sản lượng không theo kịp nhu cầu sử dụng.

Với đà hồi phục nhu cầu tiêu thụ diễn ra từ nửa cuối năm 2023, PHS dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 4 - 6% khi các lĩnh vực tiêu thụ chính như sản xuất lốp xe ô tô và trang thiết bị y tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Đáng chú ý, hãng sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới Michelin cho biết, mức tiêu thụ lốp xe nguyên bản (OEM) trên toàn cầu trong năm 2023 đã quay trở lại như mức năm 2019; trong khi, thị trường lốp thay thế vẫn duy trì tăng trưởng ổn định.

Tính riêng tại Trung Quốc - nơi tiêu thụ 40% tổng sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, sản lượng lốp xe năm 2023 đã “bùng nổ”, tăng 15,5% so với năm 2022 và sản lượng lốp xe xuất khẩu cũng tăng hơn 11%, lên cao nhất 7 năm qua. Một số nhà sản xuất lốp xe lớn tại Trung Quốc cho biết đơn hàng trong năm nay đang ở mức cao và dự kiến sẽ duy trì công suất tối đa.

Tương tự, hoạt động sản xuất và xuất khẩu lốp xe của Thái Lan và Ấn Độ trong năm 2023 cũng tăng trưởng tính cực và được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay.

Trong khi đó, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1 - 3 %/năm trong giai đoạn 2024 - 2025. Hiện tăng trưởng nguồn cung từ nhóm các quốc gia, gồm Bờ Biển Ngà, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc (chiếm tổng 30% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu) sẽ đạt mức khai thác tối đa trong vài năm tới đây.

Trong khi đó, diện tích canh tác cao su tại Thái Lan và Indonesia (chiếm 51% tổng sản lượng mủ toàn cầu) liên tiếp sụt giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại do dịch bệnh trên cây cao su cùng với xu hướng các hộ nông dân chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác có hiệu suất kinh tế cao hơn khi việc trồng cây cao su mất từ 5 - 7 năm mới có thể khai thác mủ được.

Ngoài ra, hiệu suất thu hoạch cao su cũng đã giảm xuống trong những năm gần đây do dịch bệnh trên lá cây bùng phát và chịu tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt năm 2024 là năm “khắc nghiệt” với cây cao su khi là năm chuyển giao giữa hiện tượng El Nino và La Nina.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement