Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cao su hôm nay 23/9: Tăng trên sàn châu Á

Giá cả hàng hóa

23/09/2023 08:42

Giá cao su hôm nay 23/9 tăng gần 1,5% tại Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) và Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE).

Tại sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2023 tăng 3,2 yen/kg lên mức 237,7 yen/kg. Trên sàn SHFE, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2023 tăng 110 nhân dân tệ lên mức 12.850 nhân dân tệ/tấn.

Đối với thị trường cao su trong nước, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 9/2023 đến nay, giá mủ cao su biến động nhẹ tại các vùng nguyên liệu, giá thu mua dao động từ 240-280 đồng/TSC.

Cụ thể, giá mủ nước tại tỉnh Đắk Lắk dao động trong khoảng 240-255 đồng/TSC, tăng 10 đồng/TSC so với cuối tháng trước.

Tại tỉnh Bình Phước, giá mủ nước ổn định ở mức 245-280 đồng/TSC. Tương tự, tại Phú Yên giá cao su ở mức 260 đồng/TSC và Đồng Nai ổn định ở mức 240-245 đồng/TSC.

Giá cao su hôm nay 23/9 - Ảnh 1.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 145,97 US Cents/kg vào cuối quý này.

Theo ông Zulkifli, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, 2 nước này hiện đang gặp phải khó khăn nối tiếp nhau là việc giá cao su sụt giảm cho đến việc mặt hàng này phải tuân theo Quy định không phá rừng của EU (EUDR).

Ngoài ra Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết thêm, bệnh rụng lá cao su cũng "giáng một đòn chí mạng" vào sản xuất, càng thêm gây khó khăn cho nông dân. Giá giảm có thể khiến nông dân trồng cao su chuyển sang các cây trồng khác. Điều này có thể dẫn đến nguồn cung cao su thiên nhiên bị thắt chặt trong tương lai.

Ông cũng kêu gọi sự hợp tác giữa các thành viên của Hội đồng Cao su ba bên quốc tế (ITRC), cụ thể là Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Hội đồng này chiếm 58% sản lượng cao su toàn cầu, theo đuổi mức giá hợp lý và có lợi cho các hộ sản xuất nhỏ. 

Hội đồng có một số công cụ để kiểm soát giá, kế hoạch xuất khẩu đã thỏa thuận nhằm hạn chế xuất khẩu cao su. Các công cụ khác bao gồm chương trình quản lý nguồn cung và chương trình thúc đẩy nhu cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ cao su trong nước. 

Năm 2022, Indonesia là nước sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan, chiếm thị phần 21,57%. 

Indonesia đã xuất khẩu cao su thiên nhiên trị giá 3,66 triệu đô la vào năm 2022, đánh dấu mức giảm 11,35% so với 4,12 triệu USD được ghi nhận vào năm trước. Bộ Thương mại Indonesia cho biết xuất khẩu cao su thiên nhiên của Indonesia đang có xu hướng giảm 1,4% trong giai đoạn 2018 – 2022. 

Các nhà xuất khẩu phải chứng minh cao su của họ không đến từ đất bị phá rừng nếu họ muốn vào thị trường EU. Indonesia đã cố gắng làm dịu lập trường của EU.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement