12/10/2021 09:48
Giá cao su đồng loạt tăng trên sàn châu Á
Giá cao su hôm nay 12/10 đồng loạt tăng trên sàn châu Á. Hiện tại, Việt Nam không có nhà cung cấp cao su nào được cấp chứng nhận FSC.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 208,1 JPY/kg, tăng 4 JPY so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 211.0, tăng 5,9 JPY so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 12/2021 đạt mức 214,4 JPY/kg, tăng 4,7 JPY so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2021 ghi nhận mức 13.710 CNY/tấn, tăng 400 CNY so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 13.870 CNY/tấn, tăng 425 CNY so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 1/2021 ở mức 14.880 CNY/tấn, tăng 490 CNY so với giao dịch trước đó.
Hai sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc đang giữ đà đi lên.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng trở lại do kỳ vọng Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế của nhà tiền nhiệm. Tại sàn Thượng Hải, giá cao su cũng bật tăng vì giá dầu tăng mạnh.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Tokyo và Trung Quốc phục hồi thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào. Đây cũng là lý dó khiến cao su tăng giá, theo Báo Thế giới & Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 308-315 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 333-335 đồng/độ mủ.
Việt Nam xếp thứ năm trên thế giới về đất trồng cao su với khoảng 926,000 ha vào năm 2020 nhưng đứng thứ ba sản lượng đầu ra toàn cầu, sản xuất 1,22 triệu tấn vào năm ngoái, theo báo cáo Forest Trends.
Sản lượng xuất khẩu sản phẩm từ cao su tự nhiên như khối cao su, mủ cô đặc, lốp xe, nguồn cung y tế, đế giày đã bùng nổ từ 2,9 tỷ USD năm 2015 lên gần 5,5 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên, các công ty lớn như Nike và Adidas hiện ưu tiên nguồn cao su từ những nhà sản xuất có Chứng nhận bảo vệ rừng FSC (chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường với lợi ích xã hội của các bên liên quan), sử dụng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường với lợi ích xã hội của các bên liên quan.
Hiện tại, Việt Nam không có nhà cung cấp cao su nào được cấp chứng nhận FSC.
Công ty cao su Mỹ Ulex cũng đã sản xuất một số nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam, nhưng công ty này sử dụng cao su nhập khẩu từ các đồn điền được FSC phê duyệt ở Sri Lanka hoặc Guatemala.
Jelex Martin, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Ulex cho hay, công ty quan tâm đến việc hợp tác với các nhà sản xuất tại Việt Nam có thể đạt được chứng chỉ FSC.
(Tổng hợp)
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp