Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê tăng trở lại sau nhiều ngày giảm sâu

Giá cả hàng hóa

11/11/2022 07:59

Thị trường nông sản hôm nay 11/11 ghi nhận giá cà phê quay đầu tăng sau chuỗi ngày giảm liên tục.

Thị trường cà phê khởi sắc

Giá cà phê trong nước hôm nay 11/11 giao dịch trong khoảng 39.900 - 40.500 đồng/kg. 

Cụ thể tại Lâm Đồng là 39.900 đồng/kg, Đắk Lắk: 40.500 đồng/kg, Đắk Nông: 40.500 đồng/kg, Gia Lai: 40.500 đồng/kg, Kon Tum: 40.500 đồng/kg. 

Trên thị trường thế giới, giá cà phê trên cả 2 sàn chính đều quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi ngày suy giảm. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 8 USD/tấn, giao dịch ở mức 1.827 USD/tấn; giao tháng 3/2023 tăng 6 USD/tấn, giao dịch ở mức 1.814 USD/tấn. 

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 5,85 US cent/lb, giao dịch ở mức 171 US cent/lb; giao tháng 3/2023 tăng 5,35 US cent/lb, giao dịch ở mức 167,7 US cent/lb.

Giá cà phê tăng sau chuỗi ngày giảm - Ảnh 1.

Giá cà phê arabica kỳ hạn giảm xuống 1,64 USD / pound, chạm mức thấp nhất trong 15 tháng trong bối cảnh triển vọng nguồn cung cải thiện và kỳ vọng nhu cầu giảm.

Về thị trường trong nước, theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 79,8 nghìn tấn cà phê với kim ngạch đạt hơn 207,8 triệu USD. So với tháng 09, xuất khẩu cà phê giảm mạnh 13,7% về lượng nhưng chỉ giảm 8,5% về giá trị do chưa chính thức vào mùa vụ và lượng hàng tồn kho không còn nhiều.

Tuy nhiên, luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu cà phê vẫn tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh 33,7% giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, có thể nói, trong năm nay, nước ta đã có mùa vụ cà phê được mùa, được giá.

Cùng với đó, các tỉnh Tây Nguyên đã chính thức bước vào vụ thu hoạch cà phê 2022 - 2023. Những người nông dân đang có một niên vụ thuận lợi, cà phê chín sớm hơn, năng suất ổn định hơn và kỳ vọng sẽ được giá hơn so với mùa vụ trước.

Dự báo những tháng cuối năm, thị trường cà phê trên thế giới đang thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ cà phê robusta đang ngày càng tăng. Do đó, người trồng cà phê tại Tây Nguyên rất kỳ vọng vào một mùa vụ cà phê được mùa, được giá để bù lại chi phí sản xuất.

Việt Nam xuất khẩu hơn 17,6 tấn hồ tiêu trong tháng 10

Giá tiêu trong nước hôm nay 11/11 dao động trong khoảng 58.500 - 62.000 đồng/kg. 

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông: 60.000 đồng/kg, Gia Lai: 58.500 đồng/kg, Đồng Nai: 59.000 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu: 62.000 đồng/kg, Bình Phước: 61.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng sau chuỗi ngày giảm - Ảnh 2.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chính thức công bố số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 10/2022 và 10 tháng đã qua. Theo đó, trong tháng 10/2022 Việt Nam xuất khẩu được 17.861 tấn, tiêu đen đạt 16.248 tấn, tiêu trắng đạt 1.613 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 67,5 triệu USD, tiêu đen đạt 58,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 8,9 triệu USD.

So với tháng 9, lượng xuất khẩu tăng 26,8%, kim ngạch tăng 17,2%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10 đạt 4.320 tấn, tăng 19,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 84,5% đạt 3.921 tấn, so với tháng 9/2022 và đây cũng là lượng nhập khẩu lớn nhất tính từ tháng 5/2021 của Trung Quốc (5.048 tấn).

Đứng đầu xuất khẩu trong tháng 10 vẫn là các doanh nghiệp Olam: 2.313 tấn, Trân Châu: 1.362 tấn, Phúc Sinh: 1.277 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu đi Trung Quốc bao gồm: Minh Quang Ls: 1.113 tấn, Hồng Phúc Lạng Sơn: 959 tấn, XNK Logistics: 577 tấn.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 2.174 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.060 tấn, tiêu trắng đạt 114 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu tăng 27,3%, kim ngạch tăng 14,6%. Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn trong tháng 10 bao gồm: Olam: 597 tấn, Gia vị Việt Nam: 594 tấn, Haprosimex JSC: 270 tấn, Nedspice: 261 tấn. Brazil là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam trong tháng đạt 1.512 tấn, chiếm 69,5%.

Theo báo cáo quý 3 năm 2022 của ngành hồ tiêu toàn cầu, những yếu tố tiêu cực làm giảm giá hồ tiêu gồm: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; chiến tranh ở Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu; cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn. Những nguyên nhân trên cùng với việc Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhu cầu đối với hồ tiêu bị xói mòn.

Thị trường cao su biến động trái chiều

Giá cao su kỳ hạn hôm nay 11/11 tăng giảm trái chiều trên hai sàn giao dịch chính ở châu Á.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 ghi nhận mức 213 JPY/kg, giảm 1,3 JPY/kg; kỳ hạn giao tháng 12/2022, tháng 1/2023, tháng 2/2023, tháng 3/2023 đều giảm ở mức trên dưới 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 giao dịch ở mức 11.560 CNY/tấn, giảm 130 CNY/tấn. Trong khi đó các kỳ hạn giao tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 giảm trên dưới 1%.

Giá cà phê tăng sau chuỗi ngày giảm - Ảnh 3.

Giá cao su kỳ hạn được giao dịch quanh mốc 1,2 USD / kg, gần với mức chưa từng thấy kể từ tháng 7 năm 2020 và hiện giảm hơn 20% kể từ đầu năm trong bối cảnh lo ngại về tình trạng dư cung và suy thoái nhu cầu tiêu thụ toàn cầu do chính các ngân hàng trung ương.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 609,17 nghìn tấn, trị giá 930,86 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong quý III/2022 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi, tuy nhiên trị giá vẫn giảm do giá cao su giảm mạnh.

Về thị trường xuất khẩu, trong quý III/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 453,06 nghìn tấn, trị giá 669,14 triệu USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Đứng thứ hai là xuất khẩu sang Ấn Độ với 42,04 nghìn tấn, trị giá 69,64 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong quý 3/2022.

Về giá xuất khẩu, trong quý III/2022, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 5,5%; Latex giảm 6%; SVR 3L giảm 7,1%; SVR10 giảm 5,9%; RSS3 giảm 7,1%; SVRCV60 giảm 8,2%; RSS1 giảm 10,6%...

Tại thị trường trong nước, quý III/2022, giá cao su nguyên liệu trong nước có xu hướng giảm với mức giảm khoảng 40-50 đồng/độ mủ so với cuối quý III/2022.

Riêng trong tháng 10/2022, giá mủ cao su nguyên liệu biến động nhẹ. Tại Bình Phước, Công ty cao su Phú Riềng thu mua mủ nguyên liệu ở mức 270-285 đồng/độ mủ, tăng 10-15 đồng/độ mủ so với cuối tháng 9/2022. Tại Bình Dương, Công ty cao su Phước Hòa thu mua mủ nguyên liệu ở mức 273-275 đồng/ độ mủ, ổn định so với cuối tháng trước. Tại Gia Lai, Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/độ mủ, giảm 10 đồng/ độ mủ so với cuối tháng 9/2022.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, trong quý IV/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp khó khăn do đồng USD đã bước vào chu kỳ tăng giá như một tài sản trú ẩn trước lạm phát. Vì các loại hàng hóa cơ bản được tính bằng USD, nên khi USD tăng mạnh sẽ sẽ hạ giá trị các loại hàng hóa này. Cao su cũng không ngoại lệ khi giá mủ có diễn biến giảm trong giai đoạn đồng USD tăng mạnh.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement