Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê tăng 300.000 đồng/tấn

Giá cả hàng hóa

24/04/2019 07:02

Giá cà phê bình quân tại các tỉnh Tây nguyên hôm nay đã tăng trở lại, mức phổ biến ở các vùng trồng là 300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 24/4 tại Đắk Lắk đã tiến sát mức 32.000 đồng/kg. Hiện giá mua vào tại các đại lý thuộc một số huyện như Cư M’gar của Đắk Lắk cao nhất được 31.900 đồng/kg. Những huyện khác trong tỉnh như Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ thấp hơn, khoảng 31.800 đồng/kg.

Tại thị xã Gia Nghĩa và một số huyện của tỉnh Đắk Nông cũng có mức tăng tương tự, hiện giá cà phê tại đây cũng tăng lên mức mức 31.500 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum giá cà phê robusta lên mức cao hơn, mức 31.600 đồng/kg, cao hơn 300 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Giá cà phê robusta tại Lâm Đồng sáng nay phổ biến ở mức 30.900 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg. Ở một số khu vực như Lâm Hà, Di Linh… của Lâm Đồng giá cà phê cao nhất đạt 31.000 đồng/kg.

Tại thị trường thế giới, giá cà phê robusta trên sàn London (Anh) lại giảm khá mạnh, mức giảm bình quân 17 USD/tấn còn 1.396 USD/tấn . Giá cà phê Arabica trên sàn New York tăng nhẹ trở lại.

Giá cà phê trong nước và thế giới có phiên diễn biến trái chiều.
Giá cà phê trong nước và thế giới có phiên diễn biến trái chiều.

Giá cà phê tại thị trường thế giới vẫn còn nguyên sức ép của sản lượng vụ cũ lẫn vụ mới. Đầu năm nay, các chuyên gia phân tích dự báo sản lượng cà phê Brazil có thể giảm do chịu tác động của thời tiết không thuận lợi. Thêm vào đó, hoạt động trồng cà phê của quốc gia này vẫn luôn tuân theo chu kì hai năm, với một năm sản lượng lớn theo sau một năm sản lượng thấp vì cây cà phê cần phục hồi.

Đến cuối quý I/2019, thời tiết khô hạn tiếp tục diễn ra tại các vùng phía Đông Bắc Brazil, Mexico và một số quốc gia Trung Mỹ. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng xuất đến chất lượng hạt cà phê Brazil.

Đại diện hợp tác xã cà phê robusta lớn nhất Brazil cho biết hạt cà phê bị cháy trong điều kiện nắng nóng và thiếu mưa. quả cà phê tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời làm mất nước, ngăn chặn sự phát triển của hạt. Quả tiếp xúc nhiều với ánh nắng làm mất nước, ngăn sự phát triển của hạt.

Tương tự, tại Ấn Độ, hậu quả của đợt mưa lũ hồi tháng 8 – 9/2018 đối với vụ mùa cà phê niên vụ 2018 – 2019 kéo dài đến năm nay. Nhiều đồn điền cà phê bị cuốn trôi. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, sản lượng giảm 60%.

Điển hình tại Ethiopia, nhiều nông dân không còn động lực sản xuất cà phê do giá quá thấp, trong khi đó chi phí trồng trọt, chăn sóc tồn kém. Hầu hết cà phê của họ được xuất khẩu với số lượng lớn là cà phê xanh chưa rang, với các quy trình làm tăng giá trị được thực hiện sau đó tại các quốc gia tiêu thụ cà phê. Ethiopia chủ yếu xuất khẩu cà phê sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement