Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê bật tăng mạnh trên cả hai sàn London và New York

Giá cả hàng hóa

09/08/2022 08:44

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá hồ tiêu tiếp tục đi ngang. Trong khi đó giá cà phê và cao su ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Giá cà phê khởi sắc

Giá cà phê hôm nay 9/8 trong khoảng 44.700 - 45.200 đồng/kg. Tại Lâm Đồng: 44.700 đồng/kg, Đắk Lắk: 45.200 đồng/kg, Đắk Nông: 45.100 đồng/kg, Gia Lai: 45.000 đồng/kg, Kon Tum: 45.100 đồng/kg. 

Tại thị trường nước ngoài, giá cà phê bật tăng mạnh trên cả hai sàn London và New York. Trong đó, theo phân tích của giới chuyên gia, đối với cà phê robusta động lượng tăng vẫn còn nhưng thị trường đang tiệm cận vùng quá mua. Nên giá robusta nhiều khả năng còn tăng dò vùng hỗ trợ mới 2065-2080 nhưng không loại trừ có thể gặp lực bán kỹ thuật điều chỉnh giảm lại vùng 203x-204x.

Cà phê robusta được sử dụng làm cà phê hòa tan hoặc pha trộn tăng 1% lên 4.03 triệu bao. Bên cạnh đó, tiêu thụ vẫn ổn định dù có lo ngại nhu cầu giảm do chi phí tiêu dùng tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với cà phê arabica, trong ngắn hạn giá vẫn còn động lượng giảm nhưng thị trường cũng đang ở vùng quá bán. Dự kiến giá arabica có thể giảm dò hỗ trợ vùng 203-205 và gặp lực mua kỹ thuật tăng phục hồi trở lại vào biên độ giá cũ 210-230. Việc để bị mất mốc hỗ trợ tâm lý giá 200 cuối tuần trước có thể kích hoạt lực bán mạnh thiết lập xu hướng giá giảm.

Nguồn cung cà phê đạt chuẩn sàn ICE tiếp tục giảm, đạt mức 695.135 nghìn bao. Tại Columbia, quốc gia sản xuất cà phê arabica lớn thứ 2 thế giới, sản lượng cà phê giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 8/8), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 30 USD (1,47%), giao dịch tại 2.073 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 32 USD (1,57%), giao dịch tại 2.042 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2,4 Cent (1,15%), giao dịch tại 211,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 2,15 Cent/lb (1,04%), giao dịch tại 208,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.

Thị trường nông sản 9/8: Cà phê, cao su khởi sắc, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 1.

Cà phê giảm 14,25 USd / Lbs hay 6,30% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) giữ nguyên ước tính thâm hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021/2022 với tổng sản lượng 167.17 triệu bao.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), EU chiếm 47 - 49% tổng trị giá nhập khẩu cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2017 – 2021 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm, kim ngạch đạt 15,7 tỷ USD/năm. Đặc biệt, nhập khẩu cà phê của EU đang tăng lên, đạt 17,3 tỷ USD trong năm 2021 cao nhất kể từ năm 2011.

Việt Nam giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê vào EU sau Brazil, nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại EU trong những năm gần đây giảm dần từ 9,7% trong năm 2017 xuống chỉ còn 6,2% trong năm 2021.

Do đó, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam lấy lại vị thế cũng thị phần tại EU trong thời gian tới. Thực tế kể từ đầu năm 2022 đến nay các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU. Hiện EVFTA đang bước vào giai đoạn thực thi trong năm thứ ba với các cam kết thuế quan sâu rộng hơn, điều này sẽ góp phần tác động tích cực đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.

Bên cạnh những lợi thế từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU còn được hỗ trợ bởi các yếu tố khác như chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã giảm bớt.

Đặc biệt, lạm phát khiến người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại cà phê robusta có giá rẻ hơn arabica, đây là chủng loại xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Ngoài ra, nguồn cung cà phê toàn cầu sụt giảm trong năm 2022, đặc biệt là tại Brazil, Colombia, Peru… vốn là những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam lấy lại thị phần tại EU.

Về nhu cầu tiêu dùng của EU, theo dự báo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhập khẩu cà phê của EU trong niên vụ 2021-2022 sẽ tăng hơn 1,1 triệu bao so với vụ 2020-2021, lên mức 45 triệu bao. Đồng thời, con số này dự kiến tiếp tục tăng thêm 1 triệu bao trong vụ 2022-2023 lên 46 triệu bao và chiếm 40% lượng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 - 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.500 đồng/kg; Bình Phước: 73.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 9/8: Cà phê, cao su khởi sắc, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 2.

Tại cuộc họp cuối tháng 7/2022 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhận định, khó khăn của ngành hồ tiêu nội địa hiện nay là không tìm được đơn vị cung cấp giống tuy tín và chất lượng.

Năm nay, nhiều vùng tại Đắk Lắk khả năng mất mùa cao. Có vùng diện tích liên kết RA từ 1.200 tấn ở vụ trước nhưng dự kiến sản lượng chỉ đạt khoảng 400 tấn trong vụ tới. Giống tiêu được trồng chỉ khoảng 2 - 3 năm nay bị chết nhiều.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích hồ tiêu Việt Nam năm 2020 đạt 130.838 ha, tuy nhiên diện tích này giảm trong năm 2021 và 2022, ước sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với 2021.

Về vấn đề này, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết sẽ có báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khả năng phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng 1 trung tâm giống với sự hỗ trợ tài chính của Bộ cùng đóng góp của doanh nghiệp, dự kiến trung tâm giống sẽ đặt tại Đắk Nông.

Hiện nay có một số giống cây tiêu phổ biến được trồng ở nước ta: Giống tiêu Lada (giống ngoại nhập có xuất xứ từ Indonesia); Giống tiêu sẻ Lộc Ninh; Giống tiêu Vĩnh Linh; Giống tiêu sẻ mỡ Đắk Lắk; Giống tiêu Ấn Độ; Giống tiêu Phú Quốc; Giống tiêu trâu; Giống tiêu sẻ đất đỏ Bà Rịa...

Trên thế giới, thị trường hồ tiêu trong nửa đầu năm nay khá trầm lắng. Người mua và người bán hiện vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.

Giá giao dịch có chiều hướng đi xuống. Tính đến cuối tháng 6, giá tiêu đen xuất khẩu tại các nước sản xuất chính đã giảm 8 - 16% so với đầu năm nay và giảm khoảng 4 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông thường giá cả chủ yếu phụ thuộc vào cung - cầu, năm nay, nhu cầu giảm là yếu tố chính dẫn đến sự đi xuống của giá cả.

Đặc biệt là tại khu vực châu Á khi nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể, trong khi nguồn cung vụ mùa mới từ Brazil và Indonesia đang tiếp tục bổ sung vào thị trường.

Giá cao su đồng loạt tăng

Giá cao su hôm nay tăng mạnh đồng loạt tại các sàn châu Á. Lợi nhuận doanh nghiệp cao su tiếp tục phân hoá trong quý II.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/8/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 19/2022, tăng mạnh lên mức 235,4 JPY/kg, tăng mạnh 6,4 yên, tương đương 2,79%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 270 CNY, ghi nhận 12.220 CNY/tấn, tương đương 2,36%.

Cao su châu Á đồng loạt tăng. Tại Nhật Bản, giá đảo chiều tăng sau 3 phiên giảm trước đó do đồng JPY yếu so với USD khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này giá cả phải chăng hơn khi mua bằng các đồng tiền tệ khác.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Singapore giảm 0,8% xuống 151,8 U.S. cents/kg.

Thị trường nông sản 9/8: Cà phê, cao su khởi sắc, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 150,36 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,5% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Quý II/2022, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 335,25 nghìn tấn, trị giá 565,4 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam.

Giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 7, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại..

Tại thị trường Việt Nam, trong 10 ngày giữa tháng 7, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động nhẹ.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938.800 ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Dự kiến sản lượng mủ cao su thu hoạch trong cả năm 2022 đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement