Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Gánh nặng nợ nần của Evergrande có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư Mỹ

Kinh tế thế giới

20/09/2021 19:12

Cuộc khủng hoảng thanh khoản ngày càng trầm trọng tại tập đoàn bất động sản Evergrande đang châm ngòi cho làn sóng bán tháo từ Hồng Kông cho tới châu Âu và Mỹ.

Evergrande, trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ ước tính lên tới 300 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng này được đánh giá có quy mô tương đương với vụ phá sản của Lehman Brothers xảy ra cách đây 13 năm về trước, khiến cho nhiều thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng. 

Theo Ed Yardeni, chủ tịch của Yardeni Research, chưa có đủ khả năng để nói Evergrande sẽ gặp thất bại nặng nề như Lehman khi nền kinh tế toàn cầu và thị trường tín dụng sụp đổ.

105545502-1541075200793img-032-6676-8928-1632121215.jpg
Ed Yardeni, chủ tịch công ty Yardeni Research. Ảnh: CNBC.

Thay vào đó, ông coi đây là một sự kiện đánh dấu mốc trong những năm này. “Chẳng hạn, tương tự như thảm họa quản lý vốn dài hạn xảy ra vào năm 1998 nhưng Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng lớn đã giải quyết vụ việc nhanh chóng mà không có bất kỳ tác động toàn cầu nào”, Yardeni cho biết.

Ông nhận thấy sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc trong vụ việc của Evergrande nhằm ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ và lây lan. Yardeni nhận định: “Thực tế là tập đoàn quá lớn để thất bại.

Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp vào thời gian dài... Nó sẽ được tái cấu trúc và theo cách không gây tổn hại quá nhiều đến nền kinh tế trong nước và sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu hoặc thị trường tài chính như cách Lehman đã làm”.

Tuy nhiên ngay cả khi tránh được cục khủng hoảng liên quan đến Evergrande, Yardeni không cho rằng thị trường Trung Quốc sẽ sớm phục hồi và vụ việc trên chính là cái cớ để các nhà đầu tư tránh khu vực này.

1.jpeg
Một dự án bất động sản còn chưa hoàn thiện của Evergrande ở Lạc Dương, Trung Quốc, tháng 9/2021 - Ảnh: Reuters.

Yardeni nói: “Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc, có rất nhiều lý do để thoát khỏi mớ bòng bong. Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành chính phủ đã ra tay can thiệp thị trường, làm gián đoạn quản trị doanh nghiệp, chỉ cho các doanh nghiệp nên quản lý như thế nào...”.

Bắc Kinh đã thắt chặt các quy định đối với các ngành như công nghệ và giáo dục tư nhân trong những tháng gần đây. Sự gia tăng giám sát đã khiến thị trường và cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ giảm điểm. “Có rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn vào những lĩnh vực mà họ cảm thấy thoải mái, nới các quy tắc quản trị công ty, hợp đồng được tuân thủ. Tôi nghĩ rằng sẽ có lượng lớn dòng tiền trên toàn cầu từng bị ‘cám dỗ’ đến Trung Quốc sẽ chuyển sang Mỹ”, Yardeni chia sẻ.

Yardeni dự báo chỉ số S&P 500 sẽ tăng lên 5.000 điểm vào cuối năm 2022. Ông thậm chí còn cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra sớm hơn.

Tập đoàn này hiện đang gánh hơn 300 tỷ USD nợ ngân hàng và trái phiếu, đồng thời phải đối mặt với hạn chót thanh toán lãi vay đối với trái phiếu ngoại tệ vào ngày 23/09.

Cổ phiếu Evergrande tại Hồng Kông rớt tới 18.9% trong ngày 20/9. Đà giảm càng thể hiện nỗi lo về tình hình bất động sản Trung Quốc và châm ngòi cho làn sóng bán tháo trên diện rộng.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông rớt 3.5% trong ngày 20/9 và đã giảm gần 12% so với đầu năm.

Làn sóng bán tháo cũng lan sang thị trường châu Âu. Chỉ số chuẩn của khu vực châu Âu Stoxx 600 sụt 1.7%, các thị trường Đức và Pháp giảm tương ứng 1.9% và 2%. Chỉ số FTSE 100 của London mất 1.3%.

Tại Mỹ, hợp đồng tương lai Dow Jones giảm gần 500 điểm (tính tới lúc 15h50, giờ Việt Nam), S&P 500 mất 1%. Điều này báo hiệu nỗi lo cũng đang hiện hữu tại Phố Wall. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, chạm mức 24.5 điểm, cao nhất kể từ ngày 12/05.

GIA HA6N
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement