Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

FLC lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2022

Doanh nghiệp

30/07/2022 17:59

Theo báo cáo tài chính quý 2/2022, FLC báo lỗ sau thuế 640 tỷ đồng, tăng 37% so với quý trước đó. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lỗ ròng tổng cộng hơn 1.109 tỷ đồng.

Theo báo cáo quý II, Tập đoàn FLC công bố doanh thu thuần lao dốc 66% về 576 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động trở nên hiệu quả hơn khi có lãi gộp 104 tỷ, so với mức lỗ gộp 149 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Yếu tố tiêu cực khi doanh thu tài chính giảm mạnh 90% chỉ còn 66 tỷ đồng. Đồng thời chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng vọt, lần lượt 40% (lên 46 tỷ đồng) và 65% (lên 295 tỷ đồng).

Chi phí tài chính trong kỳ giảm 24%, còn 148 tỷ đồng. FLC cũng báo lỗ trong công ty liên doanh, liên kết hơn 317 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 5,7 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lỗ ròng gần 644 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 26 tỷ đồng.

Tính lũy kế từ đầu năm, FLC ghi nhận doanh thu thuần bán niên 1.661 tỷ đồng, giảm đến 60% so với cùng kỳ. Lỗ ròng 6 tháng lên tới 1.100 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 68,2 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2022, danh mục cổ phiếu FLC chủ yếu có AMD và HAI. Cả 2 mã này đã giảm khoảng 78% so với giá gốc, khiến Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 134 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết (gồm Công ty TNHH Thương mại và Nhân lực Quốc tế FLC, và CTCP Hàng không Tre Việt) cũng âm hơn 958 tỷ đồng. Doanh thu giảm mạnh cùng việc thua lỗ khoản đầu tư trên khiến FLC có nửa đầu năm kinh doanh đầy ảm đạm.

FLC lỗ ròng hơn 1.109 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của FLC trong quý 2 và nửa đầu năm 2022. Nguồn: VietstockFinance

Tổng tài sản FLC ở thời điểm 30/6/2022 tăng lên gần 36.300 tỷ đồng (tăng 7,4%). Mảng đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 57%, còn hơn 117 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13%, lên 15.400 tỷ đồng, trong đó ghi nhận dự phòng nợ khó đòi 132 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho giảm nhẹ 23 tỷ đồng, còn 2.130 tỷ đồng, theo VietstockFinance.

Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn tăng 20%, lên 19.100 tỷ đồng. Trong đó, mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng hơn 2.000 tỷ đồng, lên 6.900 tỷ đồng. Phải trả dài hạn khác tăng hơn 2.000 tỷ đồng, lên 5.970 tỷ đồng, với phần lớn từ khoản ký quỹ nhận hợp tác đầu tư với CTCP BEDA T&C.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement