Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

FLC bị phong tỏa 83 tài khoản tại 19 ngân hàng để truy thu thuế

Doanh nghiệp

10/01/2024 10:30

Cục thuế TP. Hà Nội ra quyết định cưỡng chế gần 90 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn FLC từ 83 tài khoản ngân hàng để truy thu thuế. Ngoài ra, tập đoàn này còn bị cưỡng chế hơn 678 tỷ đồng thông qua việc ngừng sử dụng hóa đơn.

Trong đó, có khoảng 61 tỷ đồng là thuế thu nhập doanh nghiệp, 14 tỷ đồng là thuế thu nhập cá nhân, phần còn lại chủ yếu là tiền chậm nộp. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 29/12/2023 đến ngày 29/1/2024.

Trong quá trình thi hành cưỡng chế, Cục thuế TP. Hà Nội đã gửi lệnh thu ngân sách Nhà nước cho 19 ngân hàng nhằm trích lập số tiền trên từ 83 tài khoản của FLC mở tại các ngân hàng này. 

Trong trường hợp số tiền trong tài khoản của FLC nhỏ hơn số tiền cưỡng chế thì ngân hàng vẫn phải trích số tiền còn lại sau khi trừ đi số dư tối thiểu để duy trì tài khoản, cũng như trích tiếp số tiền phát sinh.

Do doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng nên để tránh việc các ngân hàng trích vượt số tiền cưỡng chế theo quy định, các ngân hàng được đề nghị thông báo cho cơ quan thuế ngay trước khi trích nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

FLC bị phong tỏa 83 tài khoản tại 19 ngân hàng để truy thu thuế- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngày 16/10/2023, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng ra quyết định cưỡng chế hơn 81,6 tỷ đồng đối với doanh nghiệp này vì lý do tương tự và quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/10/2023 đến ngày 7/11/2023.

Tài khoản của FLC tại các ngân hàng nằm trong danh sách cưỡng chế gồm có: PG Bank, Agribank, BaoViet Bank, LP Bank, VietinBank, PVComBank, BIDV, MSB, Techcombank, Vietcombank, MB, NCB, VIB, Sacombank, TPBank, VPBank, VietBank, OCB - chi nhánh Hà Nội, Standard Chartered (Việt Nam), theo Dân trí.

Trong một diễn biến khác có liên quan, FLC còn bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn để thi hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp của các đơn vị Cục Thuế TP. Hà Nội, Chi cục Thuế TP. Hạ Long, Chi cục Thuế Khu vực TP. Sầm Sơn - Quảng Xương, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, Ban quản lý Khu kinh tế TP. Quy Nhơn. Số tiền bị cưỡng chế là 678,5 tỷ đồng.

FLC không công bố báo cáo tài chính từ cuối năm 2022. Theo báo cáo tài chính gần nhất được công bố vào cuối quý 3/2022, công ty có tổng tài sản 36.216 tỷ đồng và nợ phải trả hơn 28.270 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm đó là 7.944 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.086 tỷ đồng.

Việc không công bố báo cáo tài chính khiến cổ phiếu FLC bị hủy niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán vào giữa tháng 2/2023. Cổ phiếu này chuyển sang đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM sau đó nửa tháng và được Sở Giao dịch Hà Nội (HNX) chấp thuận. Tuy nhiên, ngay sau thông báo chấp thuận này, HNX ra thêm quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu.

Tình hình tài chính của FLC thời gian gần đây cho thấy những tín hiệu không mấy thuận lợi. Trước khi bị Cục thuế gửi quyết định cưỡng chế, FLC đã thất bại trong việc có được sự chấp thuận của trái chủ trong việc dùng dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 (tỉnh Quảng Bình) để tái cơ cấu lô trái phiếu hơn 996 tỷ đồng, theo TPO.

Trong công bố bất thường vừa gửi tới HNX, FLC cho biết đã không thể trả nợ gốc và lãi hơn 1.100 tỷ đồng cho lô trái phiếu mã FLCH 2123003, đáo hạn 28/12/2023.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement