Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

FED giảm lãi suất 3 lần tiên tiếp, có tác động gì tới kinh tế toàn cầu?

Vĩ mô

31/10/2019 08:58

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 30/10 vừa tiến hành đợt cắt giảm lãi suất lần thứ 3 liên tiếp, nhằm hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu giảm tốc.

"Chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ đang ở trạng thái tốt", hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch FED Jerome Powell nói trong một cuộc họp báo sau khi FED tuyên bố giảm lãi suất tham chiếu cho vay qua đêm 0,25% về khoảng 1,5-175%. Động thái này của FED không nằm ngoài dự báo trước đó của giới phân tích.

"Chúng tôi thực hiện bước đi này nhằm giữ cho nền kinh tế vững vàng trước những diễn biến toàn cầu và để mang lại một sự bảo đảm nào đó trước những rủi ro đang hiện hữu", ông Powell phát biểu. "Chúng tôi nhận thấy tình trạng hiện nay của chính sách tiền tệ có thể sẽ tiếp tục phù hợp chừng nào những thông tin tiếp theo về nền kinh tế nhìn chung nhất quán với đánh giá của chúng tôi".

Theo Reuters, những phát biểu này của ông Powell mâu thuẫn với yêu cầu của Tổng thống Donald Trump rằng FED phải cắt giảm lãi suất sâu hơn nữa để kích thích nền kinh tế.

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters.

Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố cùng ngày 30/10 cho thấy tăng trưởng quý 3 của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt 1,9%, tốt hơn dự báo tăng 1,6% mà giới phân tích đưa ra trước đó, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 3% mà ông Trump hứa hẹn khi tiến hành chương trình cắt giảm lãi suất quy mô sau khi lên cầm quyền.

Tuy nhiên, lập trường mới của FED giống như một sự chứng nhận cho khả năng kinh tế Mỹ tiếp tục thời kỳ tăng trưởng đến nay đã kéo dài nhất trong lịch sử.

Trong cuộc họp báo, ông Powell đưa ra một danh sách dài những lý do khiến ông cảm thấy nền kinh tế đang ổn và sẽ tiếp tục ổn với chính sách tiền tệ như hiện nay của Mỹ, bao gồm tiêu dùng cá nhân mạnh, doanh số bán nhà tăng, và giá tài sản mà ông cho là lành mạnh và chưa tới mức quá cao.

Ngoài ra, ông Powell cũng nói một số rủi ro khiến FED lo lắng nhiều nhất - và khiến họ hạ lãi suất như một cách để "bảo hiểm" - đã dịu đi trong những tuần gần đây. Ông nói thương chiến Mỹ-Trung đang "tiến một bước gần hơn" đến chỗ tìm ra giải pháp và nguy cơ xảy ra Brexit "cứng" đã giảm xuống.

Theo đánh giá của vị Chủ tịch FED, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục mức tăng trưởng "khiêm tốn", thị trường việc làm duy trì mạnh, và lạm phát sẽ dần đạt tới mục tiêu 2% mà FED đề ra. Ông nói FED sẽ chỉ cắt giảm thêm lãi suất nếu có sự chuyển xấu nhiều trong triển vọng của nền kinh tế.

Trong tuyên bố sau cuộc họp này, FED không còn sử dụng cụm từ "sẽ hành động phù hợp" để duy trì tăng trưởng kinh tế - cụm từ mà FED luôn dùng sau các cuộc họp gần đây và được giới quan sát xem như một dấu hiệu cho việc cắt giảm thêm lãi suất.

ổng thống Trump nhiều lần kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell hạ lãi suất hơn nữa. Ảnh: Vox.
ổng thống Trump nhiều lần kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell hạ lãi suất hơn nữa. Ảnh: Vox.

Thay vào đó, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới tuyên bố sẽ "theo dõi ảnh hưởng của những thông tin sắp tới đối với triển vọng kinh tế Mỹ để đưa ra một hướng đi phù hợp" cho lãi suất. Cụm từ này được xem là ít quả quyết hơn so với "sẽ hành động phù hợp".

Tuyên bố của FED "khá giống với những gì thị trường dự báo", ông Jim Powers, Giám đốc nghiên cứu đầu tư thuộc Delegate Advisors nhận xét. "Có vẻ thị trường hiểu được rằng FED sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất này. Đó là điều đã được lường trước, và nhìn chung là một điều tốt".

Sức khỏe nền kinh tế Mỹ hiện nay là một bức tranh tốt, xấu đan xen. Tăng trưởng giảm tốc nhưng không giảm tốc mạnh như dự báo. Tiêu dùng vẫn mạnh nhưng ngành sản xuất tụt dốc do sức ép từ sự suy giảm của kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức gần thấp nhất 50 năm và lạm phát khá yếu.

Trước đợt hạ lãi suất này, FED đã có hai đợt hạ lãi suất khác từ đầu năm, vào tháng 7 và tháng 9. Năm ngoái, FED nâng lãi suất 4 lần.

Trước đó, căng thẳng thương mại với Trung Quốc đã làm suy yếu lòng tin của doanh nghiệp, khiến đầu tư kinh doanh tại Mỹ giảm hai quý liên tiếp. Chỉ riêng trong quý III, đầu tư doanh nghiệp đã giảm ở mức 3%, mức giảm sâu nhất trong hơn 3 năm rưỡi. Trong khi đó, tác dụng yếu dần của gói cắt giảm thuế trị giá 1.500 tỷ USD vào năm ngoái cũng đang gây trở ngại cho đà tăng trưởng dài nhất trong lịch sử, hiện đã là năm thứ 11, của kinh tế Mỹ.

Mối lo về suy thoái kinh tế đã giảm đi trong những tháng gần đây khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn việc áp thuế bổ sung vào tháng 10 đối với Trung Quốc.

Tăng trưởng của tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, đã giảm xuống mức ổn định là 2,9% sau khi tăng mạnh ở mức 4,6% trong II/2019, mức tăng nhanh nhất kể từ quý IV/2017. Con số khả quan này được hỗ trợ bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế bắt đầu hoài nghi về sức tiêu dùng sau khi doanh số bán lẻ trong tháng 9 đã lần đầu giảm trong 7 tháng.

Lòng tin của người tiêu dùng bắt đầu đi xuống trong khi xu hướng tăng lương đang bị đình trệ. Thu nhập hộ gia đình tăng ở mức 4,5% trong quý III, thấp hơn so với mức 4,8% trong quý trước. Trong khi đó, lĩnh vực tư nhân ghi nhận việc tăng thêm 125.000 việc làm mới trong tháng 10, cao hơn so với con số 93.000 việc làm mới trong tháng 9. 

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement