Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đường cao tốc Bắc – Nam, chưa tính giải phóng mặt bằng đã là 9,5 triệu USD/km

Vĩ mô

15/06/2017 12:02

Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư sáng 15/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã trả lời thêm một số vấn đề liên quan đến xuất đầu tư đường cao tốc, đấu thầu các dự án BOT.

Trên 9,5 triệu USD xây dựng một km đường cao tốc

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, cho biết Bộ GTVT và Bộ Xây dựng, đã tổng hợp báo cáo đánh giá lên Thủ tướng, về xuất đầu tư đường cao tốc quy ra đường 6 làn xe, thì kinh phí xây dựng khoảng 9,5 triệu USD (200 tỷ đồng) trên mỗi km.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT chưa tính kinh phí giải phóng mặt bằng, mỗi km đường cao tốc kinh phí xây dựng khoảng 200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT cho rằng đây là kinh phí chưa tính giải phóng mặt bằng. Về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng cũng có một số đặc điểm vùng miền khác nhau nênmức giá cao thấpkhác nhau, ngoài ra khi đầu tư giá thành phụ còn thuộc nhiều vấn đề khác.

Theo Bộ trưởng, sau khi tham khảo quy mô đường cao tốc các nước, ví dụ ở Đức 19 triệu USD/km; Áo 16,7 triệu USD; ở Mỹ giao động 12,8-40,8 triệu USD; ở Trung Quốc là 10,5-13,6 triệu USD/km… Thì xuất đầu tư trong đề án của bộ GTVT, đối với đường cao tốc 6 làn xe, dự kiến là 9,5 triệu USD/km.

Về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam dự kiến phía Nhật Bản tư vấn kinh phí khoảng 50 tỷ USD, Bộ trưởng GTVT nói hiện đang tiếp tục tính toán và xin được báo cáo cụ thể hơn vào kỳ họp thứ 2/2018, lúc đó sẽ có số liệu chính xác hơn.

Trả lời chất vấn của đại biểu cụ thểvề tuyến đường cao tốc đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, bộ trưởng Nghĩa cho biết toàn bộ hệ thống cao tốc Bắc - Namđã được duyệt quy hoạch.Trong đó từ TP.HCM đến Cần Thơ có 3 gói thì đã làm xong cao tốc Sài Gòn- Trung Lương.

Tuy nhiên, đoạn cao tốc từ Trung Lương – Mỹ Thuận đã trải qua nhiều thăng trầm. Cụ thể từ khi khởi công năm 2010 đã có nhiều khó khăn, chưa hợp lý, như quy mô bề rộng đường, bộ trưởng GTVT nói đã phải điều chỉnh lại nhiều lần. Cộng với sự thu xếp của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại về trần lãi suất cho vay…Theo đó Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng thông tin thêm rằng hiện nay Ngân hàng công thương Việt Nam đang đàm phán thu xếp vốn, hy vọng cuối quý 2 đàm phán xong, ký cam kết tài trợ là có thể tiến hành thi công bình thường.

Ngoài ra, đoạn cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đang được phê duyệt trong dự án cao tốc Bắc Nam.

Quốc hội giám sát dự án BOT để triển khai minh bạch

Nhiều đại biểu đã chất vấn về tính cạnh tranh các dự ánBOT, suất đầu tư vốn các dự án BOT và thủ tục đấu thầu.

Về vấn đề BOT được xã hội quan tâmrất lớn, Bộ trưởng GTVT cho biết từ 2011-2015 đã thực hiện nhiều dự án huy động vốn BOT, huy động được 171.000 tỷ đồng. Theo bộ trưởng đối với các dự án này cơ bản này đều chỉ định thầu. Và đây là nội dung đã được Quốc hội đưa vào chương trình giám sát của Thường vụ Quốc hội.

“Tôi nghĩ sẽ có những kết luận đầy đủ để giải quyết một cách khách quan, làm sao các dự an BOT được triển khai một cách minh bạch” – bộ trưởng Nghĩa nói.

Đối với tuyến Quốc lộ qua các địa phương, Bộ trưởng GTVT đề nghị đại biểu các địa phương cùng chia sẻ. Theo ông Nghĩa nhu cầu kinh phí ngành giao thông là rất lớn và được tổng hợp từ các địa phương, nhập vào vốn trung hạn dự kiến là 925.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện này mới chỉ huy động được khoảng 31% vốn. Do còn thiếu nguồn vốn rất lớn, nên Bộ GTVT xin chủ trương giải quyết thêm vốn dự phòng, và từ vốn dự phòng các nguồn khác. Bộ trưởng GTVT nhận định nếu tập trung đầu tư giao thông, và cũng là nhu cầu cấp bách các địa phương, thì sẽ giúp thuận lợi cho rất nhiều lĩnh vực khác.

H.TUYẾT (ghi)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement