Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đức 'mạnh tay' ngăn chặn nhiều thương vụ mua lại của các công ty Trung Quốc

Kinh tế thế giới

24/10/2022 13:31

Đầu tuần này, công ty vận tải biển quốc doanh COSCO của Trung Quốc đã thông báo rằng họ đã trì hoãn nỗ lực mua lại 35% cổ phần của cầu cảng Tollerort, đây là cầu cảng nhỏ nhất trong số 4 cầu cảng container nằm trong bến cảng Hamburg (Đức).

Thông báo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Robert Habeck cho biết tuần trước rằng, ông có thể sẽ phủ quyết việc mua lại cầu cảng này vì lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách tiếp quản quá nhiều cơ sở hạ tầng được coi là quan trọng của Đức. Người phát ngôn cho biết Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn chưa thống nhất với các Bộ trưởng liên quan về cách thức tiến hành đấu thầu của COSCO.

Chính phủ Đức coi các cảng là cơ sở hạ tầng quan trọng, các quan chức chính phủ được phép sàng lọc và ngăn chặn việc mua lại cổ phần của các cơ sở vận tải biển từ các công ty không thuộc EU.

Theo Quỹ Hans Böckler, có liên kết với Liên đoàn Công đoàn Đức, khoảng 193 nhà đầu tư Trung Quốc đã mua lại 243 doanh nghiệp Đức một phần hoặc toàn bộ từ năm 2011 đến năm 2020.

Đức 'mạnh tay' ngăn chặn nhiều thương vụ mua lại của các công ty Trung Quốc - Ảnh 1.

Các chính trị gia cho rằng, quyền kiểm soát nhà sản xuất robot hàng đầu của Đức được chuyển cho Trung Quốc quá dễ dàng. Ảnh: Karl -Josef Hildenbrand

Các số liệu gần đây do công ty tư vấn EY cung cấp cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, số vụ mua lại của các công ty Trung Quốc đã giảm 40%, nhưng nó đã tăng tốc trở lại vào năm 2021 với 35 vụ mua lại, tăng từ 28 vụ so với một năm trước đó.

Yi Sun, người đứng đầu Bộ phận Dịch vụ Kinh doanh Trung Quốc của EY, cho rằng sự tăng trưởng không đồng đều trong các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vào các nước công nghiệp phát triển lớn là do các chính phủ phương Tây nỗ lực ngăn chặn để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai cũng như hạn chế ảnh hưởng của các công ty nước ngoài đối với cơ sở hạ tầng quốc gia.

Đối với Trung Quốc, những lo ngại như vậy không hoàn toàn là vô căn cứ, một nghiên cứu được công bố trong năm nay của Liên minh châu Âu đã phát hiện ra điều này. Cuộc khảo sát của EU sau khi Nga tấn công vào Ukraina cho thấy, trong số 137 hàng hóa và sản phẩm được coi là quan trọng được nhập vào khối này, gần một nửa đến từ Trung Quốc và chỉ 3% do Nga cung cấp. Các mặt hàng được điều tra chủ yếu liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và năng lượng tái tạo.

Đức đã xem nhẹ Trung Quốc

Vào năm 2016, Đức nhận ra rằng rằng đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước này không phải lúc nào cũng là "màu hồng".

Cụ thể, vào năm 2016, Bộ Kinh tế Đức đã không thể ngăn cản được việc công ty Trung Quốc là Midea, một nhà sản xuất máy rửa bát và tủ lạnh. tiếp quản hoàn toàn công ty robot hàng đầu của Đức là KuKa.

Từ đó, luật tiếp quản và mua lại của nước ngoài đối với các công ty của Đức đã được nhanh chóng nâng cấp để tránh các cuộc đấu thầu trong tương lai từ nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế then chốt như công nghệ, y tế, cung cấp năng lượng và viễn thông. Tiếp đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng đã được đưa vào danh sách các lĩnh vực cần được bảo vệ.

Quy định mới hiện trao cho chính phủ quyền phủ quyết trong tất cả các thương vụ mua bán và sáp nhập quan trọng. Christian Rusche, một nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Đức, nói với DW: "Nhận thức về những rủi ro chính trị liên quan kinh tế đã tăng lên".

Rusche trích dẫn cuộc đấu thầu thất bại năm 2018 của công ty điện lực nhà nước Trung Quốc SGCC để mua 20% cổ phần của nhà điều hành lưới điện 50Hertz của Đức là một ví dụ điển hình về sự can thiệp của nhà nước. Cổ phần sẽ mang lại cho Trung Quốc ảnh hưởng quá mức đối với việc quản lý nguồn cung cấp điện của Đức. 

Tương tự vào năm 2018, Berlin đã ngừng thương vụ mua lại của Trung Quốc đối với Leifeld Metal Spinning - công ty hàng đầu thế giới về máy công cụ tạo hình kim loại không chip có trụ sở tại Ahlen.

Cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, BND, đang để mắt đến "sự trỗi dậy của một Trung Quốc có tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu". Chủ tịch BND Bruno Kahl nói với các nhà lập pháp trong một phiên điều trần quốc hội gần đây rằng, các nhà lãnh đạo của Đức đã "quá tự mãn đối với Trung Quốc" khi chấp nhận "sự phụ thuộc đau đớn" vào một cường quốc dường như "không còn có lợi cho Đức".

Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro với các mối làm ăn với Trung Quốc

Horst Löchel, chuyên gia về Trung Quốc của Trường Quản lý Frankfurt, nói với DW, với ít nhất 5.000 công ty Đức đang hoạt động tại Trung Quốc và hơn 2 triệu việc làm phụ thuộc vào xuất khẩu sang cường quốc châu Á. Điều này cho thấy nền kinh tế của hai quốc gia này gắn bó với nhau khá chặt chẽ. Ông cảnh báo về các quyết định liên quan đến các nhà đầu tư Trung Quốc tại Đức điều ít nhiều bị ảnh hưởng đến cả hai bên.

Rusche cho biết ảnh hưởng thực sự của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với việc quản lý các công ty mà họ đã mua lại sẽ chỉ trở nên rõ ràng hơn trong dài hạn. 

Ngoài ra, một nghiên cứu mới được công bố của Quỹ Böckler cho thấy, thời gian qua áp lực tài chính từ các chủ sở hữu Trung Quốc đang gia tăng khiến các công ty này phải hành động khi mua lại hoặc sáp nhập. Và những hành động này thường không có lợi cho phía Đức.

Ông nói: "Có những trường hợp các nhà đầu tư Trung Quốc yêu cầu cắt giảm nhân viên và tiền lương và các công ty buộc phải sa thải những công nhân trước đây đã được bảo vệ bởi các điều khoản bảo hộ lao động trong thương vụ mua lại".

Ngay cả cựu chủ sở hữu kiêm giám đốc điều hành của KuKa, Till Reuter cũng không thoát khỏi sự thâu tóm quyền lực của các nhà đầu tư Trung Quốc khi ông bán công ty của mình. Ông buộc phải từ chức vào năm 2018 - hai năm sau khi ông ủng hộ mạnh mẽ việc mua lại Midea. 

Vào mùa hè năm nay, ông đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc, nói rằng Đức "phải giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - trước hết và quan trọng nhất là đối với Trung Quốc".

(Theo DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement