Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đưa đồ ăn vặt đường phố vào cửa hàng

Tiêu dùng thông minh

25/06/2017 06:59

Chuỗi cửa hàng 7-Eleven vừa bước chân vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh những mặt hàng tiêu dùng khác, nhà bán lẻ này còn bán cả bánh mì thịt, thịt kho trứng, gà rô ti, gỏi cuốn, hột vịt lộn, bò lá lốt, đậu hủ xào bắp, đến chè, rau câu, trái cây gọt sẵn…, những món ăn vặt mà người ta có thể mua ở các xe bán hàng rong hoặc ở vỉa hè đường phố.

Hiểu khách hàng

Như đã nói trước khi vào Việt Nam, đại lý nhượng quyền độc quyền của 7-Eleven tại Việt Nam đã đưa nhiều món ăn quen thuộc của người Việt Nam vào kinh doanh. Khoảng 100 món ăn sáng, ăn trưa cùng các món ăn vặt được Công ty cổ phần Seven System Việt Nam xem như một lợi thế cạnh tranh để thu hút khách đến cửa hàng của mình.

Đưa món ăn vặt đường phố vào cửa hàng là một trong những cách tạo sự khác biệt của 7-Eleven khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Ảnh: Quốc Hùng

Giới quan sát cho rằng, thương hiệu cửa hàng tiện lợi khổng lồ trên thế giới này dường như đã nghiên cứu khá kỹ về thị trường cũng như gu tiêu dùng của người Việt Nam trước khi quyết định đưa các món ăn đường phố và cả các món ăn quen thuộc trong các bữa cơm gia đình vào kinh doanh. Họ cho rằng, khi ẩm thực đường phố được đưa vào chuỗi cửa hàng 24 giờ nổi tiếng thế giới thì người tiêu dùng sẽ yên tâm và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cũng như việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây.

Tại 7-Eleven, khách hàng không chỉ mua những sản phẩm thương hiệu riêng như dòng nước giải khát Slurpee và dòng sản phẩm đồ ăn nhẹ 7-Select được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, mà còn có thể mua cả bánh mì kẹp thịt, xôi, bánh cuốn, bánh bao, thậm chí còn mua được những món ăn chơi như chè, trứng lộn xào me, bắp xào tép.

Khách hàng văn phòng cũng có thể chọn mua phần cơm trưa với các món tự chọn như cá kho tộ, thịt kho, gà rô ti mang đậm hương vị Việt Nam. Tại buổi lễ khai trương diễn ra tuần rồi, của hàng đã quá tải khi nhiều người tò mò, kiên nhẫn xếp hàng để được vào bên trong mua hàng. Đã lâu rồi người ta mới thấy một cửa hàng tự chọn thu hút được đông đảo khách hàng trong ngày đầu khai trương.

Ông Vũ Thanh Tú, Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Seven System Việt Nam, cho biết cũng giống như tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, phương châm hoạt động của 7-Eleven tại Việt Nam là hiểu để phục vụ. “7-Eleven mong muốn hiểu thật nhiều về con người, về văn hóa, về nền ẩm thực tinh tế của người Việt Nam”, ông Tú nói.

Còn ông Kazuki Furuya, Chủ tịch của 7-Eleven Nhật Bản, thì cho rằng câu khẩu hiệu “Close and Convenient” (tạm dịch là “gần gũi và tiện lợi”) của 7-Eleven Nhật Bản là thông điệp mà ông muốn gửi đến khách hàng. Sự gần gũi không chỉ về khoảng cách địa lý mà còn là sự quen thuộc đối với khách hàng. Tiện lợi là đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản phẩm dịch vụ chất lượng cao ngay vào lúc khách hàng cần.

Có lẽ đây chính là bí quyết thành công của nhà bán lẻ này. Tính đến nay, 7-Eleven đã phát triển được hơn 62.000 cửa hàng, trở thành một trong những chuỗi cửa hàng 24 giờ thành công nhất trên thế giới hiện nay.

Cạnh tranh khốc liệt hơn

Với người tiêu dùng, sự tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam của 7-Eleven cho họ thêm nhiều sự lựa chọn khi đi mua sắm. Nhưng với những nhà bán lẻ, đây sẽ là đối thủ đáng gờm, bên cạnh các tên tuổi trong cùng phân khúc như Shop&Go, Circle K, B’s Mart, FamilyMart, MiniStop…

Giới phân tích nhận định, thị trường cửa hàng tiện lợi 24 giờ vốn đang phát triển nhanh chóng ở TPHCM và Hà Nội sẽ sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn trong thời gian tới. Nó không chỉ cạnh tranh chính ngay những doanh nghiệp bán lẻ của mô hình kinh doanh này mà cạnh tranh cả với những người mưu sinh bằng cửa hàng tạp hóa, thậm chí là xe đẩy bánh mì trước nhà hay quán cóc bên đường.

Giống như những chuỗi cửa hàng đến sớm, 7-Eleven cũng sẽ phát triển điểm bán của mình lên đến con số hàng trăm cửa hàng. Trong một bản tin gần đây, báo Nikkei của Nhật cho biết 7-Eleven đặt mục tiêu sẽ mở 1.000 cửa hàng tại Việt Nam. Như vậy trong tương lai, chuỗi cửa hàng tiện lợi này sẽ không chỉ xuất hiện ở những mặt phố mà sẽ len lõi vào trong khu dân cư thậm chí là các con hẻm.

Với việc định vị ngay từ đầu hơn 100 món ăn, theo các chuyên gia trong ngành bán lẻ, 7-Eleven đã thể hiện được lợi thế khi đánh vào nhu cầu thích ăn đồ tươi của người Việt Nam. Điều này sẽ thu hút được một lượng khách đang mua hàng ở các chợ truyền thống và tiệm tạp hóa cũng như những đối thủ ở cùng phân khúc đến sớm hơn nhưng chưa khai thác được khía cạnh kinh doanh này. Một chuyên gia trong ngành bán lẻ cho rằng 7-Eleven hiểu rất rõ người tiêu dùng Việt Nam.

Một chuyên gia trong ngành bán lẻ đặt câu hỏi: các xe và tủ bánh mì nhỏ lẻ ven đường sẽ về đâu khi có hàng trăm đến 1.000 cửa hàng 7-Eleven mọc lên trong thời gian tới? Rõ ràng bán đồ ăn tươi, thực phẩm là một trong những yếu tố cốt lõi giúp 7-Eleven tạo ra sự khác biệt so với những đối thủ cùng ngành trên thị trường.

Tuy vậy, giới phân tích cho rằng điểm khác biệt này có thể không được lâu vì các đối thủ khác cũng sẽ làm theo nếu nhìn thấy những dòng sản phẩm 7-Eleven khai thác thành công. Như vậy, cạnh tranh của những hộ gia đình bằng các xe bánh mì nhỏ lẻ không chỉ với 1.000 cửa hàng của 7-Eleven mà còn có hàng ngàn cửa hàng bán lẻ tương tự như Shop&Go, Circle K, B’s Mart, FamilyMart, MiniStop… trong tương lai.

Với việc ra mắt tại Việt Nam, 7-Eleven đã có mặt tại 19 thị trường trên thế giới sau đúng 90 năm thành lập. Đây cũng là thương hiệu cửa hàng tiện lợi lớn nhất toàn cầu hiện nay.

QUỐC HÙNG (SGTT)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement