Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt

Báo cáo phân tích

11/01/2024 14:54

Dòng vốn FDI tiếp tục tăng trưởng xuất phát từ niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Sáng 11/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết từ năm 2020 đến nay, thế giới đang thay đổi rất nhanh, căn bản, toàn diện và sâu sắc, đồng thời cũng rất phức tạp, khó khăn, khó dự báo trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội, an ninh khu vực và toàn cầu.

Thế giới năm 2023 có thể vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi này, với hàng loạt biến động từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Kinh tế Trung Quốc chậm lại. Đối đầu về công nghệ, tài nguyên chiến lược giữa Mỹ, Trung Quốc và EU. Rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Căng thẳng địa chính trị, xung đột thúc đẩy nhanh xu hướng chuyển dịch thương mại, đầu tư toàn cầu, hình thành trật tự, cấu trúc kinh tế mới, địa phương thế giới "đa cực, đa trung tâm", cạnh tranh, đối đầu và xung đột nhiều hơn.

Bối cảnh tình hình thế giới đã tác động không nhỏ, trong cả trước mắt và lâu dài đến nền kinh tế của cả nước và các địa phương. Tuy nhiên Bộ trưởng cho biết Việt Nam đã vững chắc vượt qua khó khăn, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trong năm 2023, đặc biệt trong tâm thế bản lĩnh, tự tin, từng bước giải quyết những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế trong thời hạn ngắn.

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết năm 2023 được đánh giá là năm thành công thu hút vốn FDI. Cụ thể, vốn FDI vào Việt Nam năm 2023 đạt kỷ lục 36,6 tỷ USD với hàng loạt dự án chất lượng cao như các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip, thei Dân trí.

Trình bày báo cáo tổng kết, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có những cải thiện rõ rệt qua từng tháng, là động lực quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế năm nay. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt khoảng 95%, cao hơn năm 2022 khoảng 3,58 điểm % (91,42%).

Hoạt động đầu tư công đã nỗ lực khắc phục bằng được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, lợi ích cục bộ để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án lớn, đường cao tốc, liên vùng, ven biển… các "quả đấm thép" cho đột phá hạ tầng của đất nước và các địa phương.

Cụ thể như đã giảm từ khoảng 60 chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 xuống 21 chương trình giai đoạn 2016-2020, đến nay chỉ còn 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.

12.000 dự án sử dụng ngân sách trung ương trong giai đoạn 2016-2020 được cắt giảm xuống dưới 5.000 dự án trong giai đoạn 2021-2025 để tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm những dự án lớn, quan trọng, nền tảng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 5.000 km.

Tổng cục Thống kê nhận định, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) và trở thành quốc gia đã ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn toàn cầu như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga... FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dòng vốn FDI tiếp tục tăng trưởng cũng xuất phát từ niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp được thực thi hiệu quả, theo VTV.

Mới đây, Fitch Ratings - một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút FDI nhờ triển vọng kinh tế tích cực.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam ứng phó với tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu trong ngắn và dài hạn.

Theo đó, muốn thu hút đầu tư, Việt Nam phải có môi trường kinh doanh cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Vì vậy, cần thực thi quyết liệt, hiệu quả hơn các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giúp giảm chi phí gánh nặng về thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật minh bạch và ít rủi ro hơn; qua đó, tăng tính hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

"Trước hết, cần rà soát toàn bộ hệ thống thuế, đồng thời tính đến chính sách thuế dài hạn hơn trong mục tiêu chung là chống xói mòn cơ sở thuế và chống chuyển lợi nhuận. Với trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc ưu đãi dựa trên chi phí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang khuyến nghị", ông Phan Đức Hiếu cho biết.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement