Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng nhất niên hạn xe taxi

Vĩ mô

21/09/2017 08:31

Nghị định 86/2014 quy định, xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM) và không quá 12 năm tại các địa phương khác.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 86 đang được Bộ GTVT xây dựng đề xuất quy định đồng nhất niên hạn sử dụng taxi không quá 12 năm, không phân biệt ở đô thị nào, thay vì quy định không quá 8 năm tại Hà Nội, TP.HCM và không quá 12 năm tại các địa phương khác. Một số ý kiến cho rằng, nên mạnh dạn bỏ quy định này để đồng nhất với các loại hình vận tải khác như Uber và Grab.

Một số doanh nghiệp có xe taxi hết hạn hoạt động tại Hà Nội đã chuyển về các tỉnh lân cận để xin cấp phép hoạt động thêm 4 năm(Trong ảnh: Xe biển kiểm soát Hà Nội, nhưng đăng ký hãng taxi Minh Sáng ở Hưng Yên, đón khách trên đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội, ngày 20/9) - Ảnh: Tạ Tôn

Taxi về quê rồi“quay đầu” ra phố

Thời gian qua, một số doanh nghiệp (DN) có xe taxi hết hạn hoạt động tại Hà Nội đổ về các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… để xin cấp phép hoạt động thêm 4 năm dưới hình thức thành lập trụ sở chính hoặc chi nhánh. Sau khi thực hiện xong các thủ tục trên, các xe này lại “quay đầu” về Hà Nội hoạt động như bình thường.

Thừa nhận thực trạng này, ông Nguyễn Đức Đoàn, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT tỉnh Hưng Yên cho biết, năm 2016 sở đã cấp phù hiệu cho trên 500 xe taxi có BKS Hà Nội. “Có thời điểm, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thực tế các DN cấp phù hiệu thì trụ sở chi nhánh, văn phòng tại Hưng Yên không có nhân viên, người điều hành. Gọi điện theo số máy niêm yết của hãng cũng không có người trả lời hoặc không có xe phục vụ”, ông Đoàn nói.

"Quy định về niên hạn trong Nghị định 86/2014 nhằm mục đích khuyến khích các DN taxi đổi mới, nâng cao chất lượng phương tiện, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn có đối tượng là taxi ngoại tỉnh vào Hà Nội đón, trả khách. Trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Taxi Hà Nội và để quy định thống nhất trong một loại hình vận tải, Bộ GTVT đề xuất quy định đồng nhất niên hạn xe taxi là 12 năm trên địa bàn cả nước. Nếu giữ theo Nghị định 86, niên hạn taxi ở Hà Nội và TP HCM chỉ được 8 năm, có không ít DN sau khi xe chạy hết 8 năm ở các thành phố này lại mở văn phòng, chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác để đưa số xe cũ về đó hoạt động”.

Ông Nguyễn Xuân Thủy
Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT)

Còn tại Bắc Ninh, ông Trần Mạnh Hòa, nguyên Trưởng phòng Quản lý vận tải - ATGT, Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cho biết, thực tế có hiện tượng các xe taxi hết hạn ở Hà Nội về các tỉnh lân cận để xin cấp phép lại. Theo thống kê, tại tỉnh Bắc Ninh số lượng xe taxi khoảng 4.000 xe, trong đó xe BKS Hà Nội được Sở GTVT tỉnh này cấp phù hiệu taxi trên 90%.

“DN muốn được cấp phù hiệu xe taxi phải chuyển vùng, đăng ký cấp biển số của địa phương. DN về địa phương làm văn bản xin cấp phù hiệu rồi về Hà Nội hoạt động, địa phương cấp phù hiệu, nhưng không quản lý được”, ông Hòa cho biết.

Sở dĩ, có tình trạng trên là do Nghị định 86/2014 quy định, xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 8 năm tại đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP HCM) và không quá 12 năm tại các địa phương khác. Chính vì vậy, khi gần hết niên hạn 8 năm, các hãng tìm cách chuyển về các tỉnh lân cận để hợp thức hóa.

Theo ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội, đây là bất cập trong quản lý taxi của Hà Nội. Khi Hà Nội không cho tăng số lượng, các doanh nghiệp lập chi nhánh tại các tỉnh ngoài xin cấp phù hiệu và quay về Hà Nội hoạt động dẫn đến lượng xe taxi gia tăng. “Sắp tới, trong quy chế quản lý taxi của thành phố sẽ có giải pháp quy định điểm dừng đón, trả khách cho taxi kết hợp với phân vùng hoạt động sẽ khắc phục bất cập này”, ông Tuyển khẳng định.

Nhiều xe taxi khi hết niên hạn sử dụng tại các thành phố lớn, đã tìm cách chuyển về các tỉnh lân cận để được gia hạn thêm thời gian hoạt động - Ảnh: Tạ Tôn

Có nên bỏ niên hạn?

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, hiện nay loại hình Uber và Grab thực chất là xe cá nhân và không quy định niên hạn xe. Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, mặc dù quy định niên hạn taxi là 8 năm nhưng không biết lấy chuẩn mốc nào. Nếu lấy từ năm sản xuất, xe đó chỉ được niên hạn 6 năm, vì có xe năm sản xuất lại được tính từ đầu năm hay cuối năm. Hiệp hội đã có văn bản đề xuất với Chính phủ cho phép tạm thời gia hạn 1 năm cho những xe hết hạn theo năm trong thời gian chờ Nghị định 86 mới ban hành.

“Trên thế giới không có nước nào quy định năm sử dụng đối với xe dưới 9 chỗ, có những xe cổ mấy chục năm họ vẫn chạy. Quan điểm của họ, niên hạn là liên quan đến phụ tùng xe chứ không phải thời gian. Vì vậy, không nên quy định theo số năm, trong trường hợp nếu có tính thì phải dựa trên số km xe chạy”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, taxi truyền thống đang chịu bất bình đẳng về niên hạn so với Uber, Grab. “Hiện, chúng ta đang “bốc thuốc” không dựa trên cơ sở khoa học nào để đưa ra niên hạn 12 năm.

Cần có con số thống kê niên hạn các loại xe dựa trên nền tảng khoa học”, ông Bình nói và cho biết, trước mắt, quy định đồng nhất niên hạn 12 năm cũng hạn chế được tình trạng xe hết niên hạn 8 năm đưa về các tỉnh lân cận xin cấp phù hiệu rồi quay trở lại Hà Nội chạy như hiện nay. “Tới đây, với cơ chế thị trường, nên bỏ quy định niên hạn và để thị trường tự điều tiết, DN phải tự đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng”, ông Bình nói thêm.

Đồng quan điểm, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và Dịch vụ Đất Cảng - DN sở hữu thương hiệu taxi Đất Cảng cho rằng, các DN lớn thường không để xe hoạt động quá 5 năm. Ngay tại Hải Phòng, số lượng xe taxi trên 5 năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Đề cập đến niên hạn xe Uber, Grab, ông Hải cho rằng, về bản chất hai loại hình vận tải taxi truyền thống và Uber, Grab là một. “Chỉ nên quy định vận tải xe dưới 9 chỗ là một loại hình. Theo tôi, nên bỏ quy định niên hạn và nên để thị trường tự điều tiết, những DN đã có thương hiệu, uy tín không ai “nuôi” xe cũ mà phải đổi mới phương tiện, tránh bị thị trường đào thải”, ông Hải đề xuất.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, Uber, Grab hay 8 đơn vị tham gia đề án thí điểm kết nối vận tải theo hình thức xe hợp đồng theo Quyết định 24 của Thủ tướng đã quy định rõ: “Xe tham gia thí điểm có niên hạn không quá 8 năm. Bên cạnh đó, xe phải của DN, HTX vận tải được cấp phù hiệu xe hợp đồng. Còn trong trường hợp xe cá nhân hoạt động theo hình thức này là vi phạm”.

“Đúng là trước đây, khi Uber được cấp phép thí điểm họ cũng phối hợp với xe cá nhân. Tuy nhiên, đến nay, danh sách xe của các đơn vị tham gia thí điểm được gửi về Sở GTVT kiểm soát các điều kiện tham gia thí điểm”, ông Thủy nói.

TRẦN DUY (Báo Giao Thông)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement