Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đông Nam Á là khu vực có số người hút thuốc cao nhất thế giới

Vĩ mô

27/11/2017 07:23

Trong đó Indonesia là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất khu vực và trên thế giới khi có đến 76,2% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc lá.

Ảnh minh họa.

Nỗ lực thúc đẩy phê chuẩn Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC) đang gặp trở ngại tại Đông Nam Á, một trong những khu vực có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới.

Trong báo cáo thường niên công bố ngày 27/11, Liên minh kiểm soát thuốc lá khu vực Đông Nam Á cho biết trong năm 2016, Chính phủ Malaysia và Indonesia đã ngừng tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu sau chiến dịch vận động quy mô lớn của ngành sản xuất thuốc lá, trong khi một số nước cũng hủy bỏ các loại thuế đánh vào mặt hàng thuốc lá khô nhập khẩu từ Campuchia.

Ngoài ra, chính phủ các nước Malaysia, Myanmar, Lào và Campuchia cũng yêu cầu ngừng thực thi các quy định về bao bì sản phẩm thuốc lá, trong đó có quy định về hình ảnh cảnh báo tác động của thuốc lá đối với sức khỏe in trên bao bì.

Theo báo cáo trên, Indonesia là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, với 76,2% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới cũng đáng báo động ở các nước như Phillipines (43%), Campuchia (44,1%), Lào (56,6%), Malaysia (43%) và Thái Lan (41,4%)...

Báo cáo này được công bố tại một hội nghị về chống thuốc lá tại trụ sở Văn phòng Tây Thái Bình Dương của WHO ở thủ đô Manila của Philippines.

Cố vấn chính sách cấp cao thuộc Liên minh kiểm soát thuốc lá khu vực Đông Nam Á, bà Mary Assunta Kolandai cho biết ngành sản xuất thuốc lá không ngừng làm suy yếu, cản trở hoặc trì hoãn các nỗ lực của các chính phủ trong việc kiểm soát thuốc lá.

Trong khi đó, điều phối viên của WHO về thuốc lá và kinh tế Jeremias Paul cho biết mặc dù việc áp thuế thuốc lá là biện pháp ít tốn kém nhất nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, song chỉ có một số quốc gia châu Âu áp đặt mức thuế "tiêu chuẩn" tương đương 75% giá bán lẻ một bao thuốc lá.

Quan chức trên cho rằng một trong những nguyên nhân khiến thuế thuốc lá không được áp dụng trên phạm vi toàn cầu là do "chiến thuật" của ngành sản xuất thuốc lá. Các công ty thuốc lá cho rằng việc áp mức thuế cao hơn sẽ làm gia tăng tình trạng buôn lậu thuốc lá, trong khi giảm thu nhập và tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước.

WHO FCTCđược thông qua tại một hội nghị của WHO tại Geneve, Thụy Sĩ, hồi năm 2003 và bắt đầu có hiệu lực 2 năm sau đó. Hiệnđã có 168 quốc gia ký kết tham gia WHO FCTC, nhưng đã có 180 nước phê chuẩn và thực thi hiệpước này.

Theo WHO, việc sử dụng thuốc lá gây ung thư phổi và các bệnh về tim mạch, làm 7 triệu người tử vong mỗi năm.

TỐ LOAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement