Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng Nai tăng tốc thu hút FDI vào các khu công nghiệp nhưng vẫn 'đuối sức'

Chính sách - Hạ tầng

11/03/2024 10:30

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đạt 439 triệu USD, bằng hơn một nửa mục tiêu thu hút FDI vào các khu công nghiệp năm 2024 của tỉnh này.

Tăng tốc ngay từ đầu năm

Chỉ trong 1,5 tháng đầu năm 2024, có đến 27 dự án FDI (bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn) cấp tập đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai đã trao giấy phép đầu tư cho hàng loạt doanh nghiệp FDI để có thể khởi công dự án.

Trong số các dự án được cấp phép mới có một số dự án có vốn đầu tư khá lớn, như dự án SLP Park Lộc An Bình Sơn tại huyện Long Thành do Sea Fund I Investment 14 Pte. Ltd. (doanh nghiệp Singapore) thuộc Tập đoàn Global Logistics Partner (GLP) đầu tư, vốn đăng ký 121,4 triệu USD.

Bên cạnh các dự án cấp phép mới, các dự án tăng vốn cũng có mức đầu tư lên đến cả trăm triệu USD. Trong đó, phải kể đến dự án Nhà máy sản xuất cà phê của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Bình (Amata), tăng vốn đầu tư thêm 100 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư cho dự án này lên 502 triệu USD.

Một dự án có mức tăng vốn cũng khá lớn là Nhà máy sản xuất lốp xe của Công ty cao su Kenda (Việt Nam) tại Khu công nghiệp Giang Điền, tăng 80 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư lên 296 triệu USD.

Đồng Nai tăng tốc thu hút FDI vào các khu công nghiệp nhưng vẫn 'đuối sức' - Ảnh 1.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: jsc-vietnam

Theo thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (Diza), tính từ đầu năm đến ngày 15/2, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu thu hút được 439 triệu USD vốn FDI (bao gồm dự án cấp mới và tăng vốn), bằng hơn nửa mục tiêu Diza đặt ra là thu hút 700 triệu USD vốn FDI trong năm nay.

Ngoài ra, hàng loạt tập đoàn lớn nước ngoài cũng đến Đồng Nai tìm cơ hội và đề xuất dự án đầu tư như Tập đoàn Coherent đề xuất đầu tư 3 dự án công nghệ cao trong lĩnh vực quang học, đo lường và sản xuất linh kiện bán dẫn, tập đoàn TWG đề xuất đầu tư đô thị thông minh, tập đoàn SMC cũng đề xuất đầu tư dự án tại Đồng Nai.

Hyosung, Kenda… cũng tăng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp tin tưởng và nhìn ra được những cơ hội lớn tại Đồng Nai.

Ngoài ra, địa phương đang hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông như sân bay, đường cao tốc, tạo thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa trong nội địa và xuất khẩu.

Với hệ thống hạ tầng đang được cải thiện từng ngày, cộng với môi trường kinh doanh thông thoáng, năm 2024, dòng vốn FDI vào Đồng Nai chắc chắn sẽ có những bước đột phá mới.

'Đuối sức' so với các tỉnh phía Bắc

Từng được coi là "thỏi nam châm" hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giờ đây, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang bắt đầu "đuối sức" so với các địa phương khác trong cuộc đua hút vốn đầu tư.

Trong 2 năm qua, vốn FDI rót vào Đồng Nai có xu hướng giảm và lần đầu tiên trong vòng 30 năm, Đồng Nai rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Nguyên nhân là tỉnh thiếu quỹ đất công nghiệp lớn để đón các tập đoàn lớn và thâm dụng lao động hơn so với các thủ phủ sản xuất kinh kiện điện tử ở khu vực phía Bắc.

Trong khi các tỉnh phía Bắc tập trung vào sản xuất linh kiện, điện tử, điện thoại,.. thì các tỉnh phía Nam hiện tập trung vào sản xuất máy móc thiết bị, gỗ, dệt may, cao su nhựa,... các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thấp hơn.

Theo báo cáo chiến lược mới nhất từ SSI Research, giá thuê đất ở khu vực phía Nam cũng cao hơn khu vực phía Bắc khi Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có giá thuê thấp nhất cũng gần ở mức 150 USD/m2/năm gần ngang với Bắc Giang, Bắc Ninh và cao hơn hẳn Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương.

Đồng Nai tăng tốc thu hút FDI vào các khu công nghiệp nhưng vẫn 'đuối sức' - Ảnh 2.

Số vốn và số dự án FDI của các địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Báo cáo này cũng nhận định sự phục hồi của các khu công nghiệp chủ yếu mang tính kỹ thuật do mức nền thấp trong năm 2023 với các doanh nghiệp thuê đất công nghiệp chính là các doanh nghiệp sản xuất (dệt may, gỗ, da giày), logistics và thực phẩm, đồ uống.

Trong khi đó, nhu cầu thuê đất đối với các khu công nghiệp phía Bắc dự kiến sẽ được đẩy lên cao trong năm 2024, được thúc đẩy nhờ xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, chủ yếu trong ngành điện tử và bán dẫn.

Apple hiện có 11 cơ sở sản xuất thiết bị âm thanh tại Việt Nam và các nhà cung cấp của Apple, như Lux Share, Foxconn, Compal và GoTek hiện đang vận hành 32 nhà máy tại Việt Nam.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các tỉnh phía Nam mất lợi thế cạnh tranh so với khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam cũng cần được cải thiện nếu muốn đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

TÚC (Tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement