Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp đóng tàu Hà Lan muốn đầu tư thêm 100 triệu USD vào Việt Nam

Cơ hội giao thương

12/12/2022 14:03

Nhiều doanh nghiệp Hà Lan bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp muốn đầu tư thêm 100 triệu USD trong lĩnh vực đóng tàu để hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm logistics, trung chuyển hàng hóa quốc tế.

Chiều 11/12 (giờ địa phương), nhân chuyến thăm chính thức Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự tọa đàm với một số lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Hà Lan.

Cuộc tọa đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và một số doanh nghiệp hàng đầu Hà Lan kéo dài gần một giờ so với lịch trình. Thủ tướng lắng nghe và giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc mà doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đang gặp phải.

Doanh nghiệp đóng tàu muốn đầu tư thêm 100 triệu USD vào Việt Nam

Ông Dolf van den Brink, Tổng giám đốc Heineken toàn cầu, ghi nhận Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ về ứng phó biến đổi khí hậu, đạt mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050. Khẳng định mong muốn đóng góp tích cực trong lĩnh vực này, ông đề nghị thúc đẩy cơ chế mua bán điện trực tiếp, đề xuất một số nội dung liên quan điện mặt trời…

Doanh nghiệp đóng tàu Hà Lan muốn đầu tư thêm 100 triệu USD vào Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Dolf van den Brink, Tổng Giám đốc Heineken toàn cầu. Ảnh: VGP

Lãnh đạo Tập đoàn hàng hải Boskalis đánh giá Việt Nam có thể trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hải hàng đầu thế giới. Ông đề nghị Việt Nam nghiên cứu thiết lập khuôn khổ pháp lý về khai thác cát trên biển bền vững và khẳng định Boskalis có thể hỗ trợ tư vấn chính sách trong lĩnh vực này, theo Zing.

Trong khi đó, ông Arnout Damen, Giám đốc điều hành Damen Shipyards Gorinchem, thông báo kế hoạch dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD trong lĩnh vực đóng tàu tại Việt Nam, đồng thời mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống giao thông giảm phát thải carbon.

Ông Maarten de Vries, Giám đốc tập đoàn sơn AkzoNobel, đề cập vấn đề sở hữu trí tuệ và việc đầu tư cho lĩnh vực logistics. Ông nói sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu.

Về việc phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như giảm phát thải khí nhà kính, khí metal trong nông nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, chuyển đổi năng lượng từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch như mặt trời, gió… Trong quá trình này, phải có hợp tác toàn cầu, đoàn kết quốc tế.

Đề nghị vay ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo

Về chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng phân tích Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Song là một nước đang phát triển mà phải làm những công việc như các nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu, Việt Nam kêu gọi cách tiếp cận công bằng, công lý, với sự hỗ trợ của các nước phát triển.

Doanh nghiệp đóng tàu Hà Lan muốn đầu tư thêm 100 triệu USD vào Việt Nam - Ảnh 2.

Việt Nam mong muốn trở thành trung tâm logistics toàn cầu. Ảnh minh họa.

Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Là một nước đang phát triển, kinh tế đang chuyển đổi, nhưng phải làm những công việc như các nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu, nên Việt Nam kêu gọi cách tiếp cận công bằng, công lý, với sự hỗ trợ của các nước phát triển.

"Trong phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực, quản trị và xây dựng, hoàn thiện thể chế", Thủ tướng chia sẻ.

Mặt khác, việc phát triển điện phải tính toán tổng thể cả 5 yếu tố: Nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng và giá điện phải phù hợp. Muốn giá điện giảm, thì một yếu tố rất quan trọng là chi phí vốn, do đó, Thủ tướng đề nghị các đối tác quốc tế cho Việt Nam vay vốn phát triển năng lượng tái tạo với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền công nghiệp năng lượng sạch, theo NDO.

"Chúng tôi tin chắc là chúng tôi làm được, vì đây là đòi hỏi tất yếu, khách quan. Nếu được hỗ trợ, chúng tôi sẽ làm nhanh hơn", Thủ tướng cam kết.

Thủ tướng cho biết Việt Nam hoan nghênh cơ chế mua bán điện trực tiếp theo tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa các bên. Ông đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy cơ chế này, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển điện áp mái…

Nói đến định hướng phát triển cảng biển, lãnh đạo Chính phủ phân tích lợi thế Việt Nam có bờ biển dài 3.260km. Vì vậy, Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan trong xây dựng các cảng biển, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành một trung tâm logistics, trung chuyển hàng hóa quốc tế.

"Hiện nay, với lượng hàng hóa giao dịch với thế giới lọt top 20 thế giới, chúng tôi ý thức rất rõ logistics quan trọng như thế nào", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nêu định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, trong đó có việc quản lý nguồn nước bền vững.

Thủ tướng cho biết thêm, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam bảo đảm được cân đối lớn về lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát được lạm phát thời gian qua, đồng thời xuất khẩu khoảng triệu tấn gạo và khoảng 50 tỷ USD nông sản.

Về nguồn nhân lực, ông cho biết Việt Nam đang nỗ lực đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với các chính sách cụ thể. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư vào Việt Nam có thể "đặt hàng" với các trường đại học của Việt Nam về đào tạo nhân lực, đảm bảo đầu ra.

Trước đó, gặp Chủ tịch Liên đoàn giới chủ Hà Lan Ingrid Thijssen, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Hà Lan là đối tác thương mại lớn. Với mức đầu tư 14 tỷ USD, Hà Lan trở thành quốc gia châu Âu có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Đánh giá cao mô hình kiềng ba chân "Airport, Seaport, Brainport" của Hà Lan, Thủ tướng mong muốn Hà Lan hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn giới chủ Hà lan mong Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hơn nữa, nhất là các thể chế chính sách.

Theo bà Ingrid Thijssen, hai nước đều cùng quan tâm những lĩnh vực Hà Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như logistics, nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm, cảng biển... Do đó, hai bên cần thúc đẩy hợp tác để đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement