Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điện thoại phát nổ khi sạc pin, nỗi lo không của riêng ai

Thủ thuật

01/10/2019 05:19

Vụ việc nam thanh niên tử vong vì smartphone nổ trong lúc sử dụng thiết bị đang sạc pin lần nữa cho thấy nguy cơ từ smartphone luôn rình rập người dùng.

Vào ngày 29/9 vừa qua, ông Lê Văn Thu (SN 1958, trú thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông, Quảng Ngãi ) phát hiện con ruột là Lê Văn Giang (SN 1993) nằm chết trên giường ngủ, bên cạnh chiếc điện thoại bị nổ, cháy đen phần khung.

Qua khám nghiệm, lực lượng chức năng nhận định nạn nhân tử vong do điện thoại phát nổ khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin. Chiếc điện thoại nạn nhân sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Chiếc smartphone khiến nạn nhân tử vong có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Chiếc smartphone khiến nạn nhân tử vong có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Đây không phải lần đầu tiên có người gặp tai nạn khi sử dụng smartphone, đặc biệt là sử dụng lúc thiết bị đang trong tình trạng sạc. Smartphone cháy nổ do nhiều nguyên nhân, lỗi từ nhà sản xuất, hỏng hóc bên trong thiết bị, thay pin “dỏm”, sử dụng sai bộ sạc,…; bên cạnh đó là sự chủ quan của người dùng.

Những bộ sạc không chính hãng, hay pin sạc dự phòng giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng góp phần gây ra những vụ cháy nổ khiến người dùng gặp thương tích như dập tay, nát mặt,… nguy hiểm hơn là gây tử vong. Tháng 4/2018, sạc dự phòng “dỏm” còn là nguyên nhân gây ra vụ cháy chung cư PARC Spring gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Dạo quanh thị trường, người dùng sẽ hoa mắt bởi tràn lan sản phẩm pin sạc dự phòng đang được bày bán. Đủ thương hiệu, xuất xứ, giá tiền từ bình dân rẻ bèo cho đến hàng cao cấp xuất hiện trong cửa hàng, chợ mạng lẫn hàng bày bán lề đường.

Đáng nói là hiện nay tiêu chí chọn mua pin sạc dự phòng của nhiều người dùng khá “hời hợt”, chủ yếu chỉ quan tâm đến hai yếu tố: giá thành và dung lượng. Nắm bắt tâm lý này, rất nhiều sản phẩm với thiết kế bắt mắt, quảng cáo dung lượng cao nhưng giá cả lại rẻ bất ngờ. Nhiều bạn trẻ, người dùng bình dân chỉ cần thế là mua mà không hề biết mình sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nào.

Sạc dự phòng hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường, người dùng nếu không chú ý sẽ dễ mua phải sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái (trên) và thật (dưới). 
Sạc dự phòng hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường, người dùng nếu không chú ý sẽ dễ mua phải sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái (trên) và thật (dưới). 

Trên một trang thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam, nếu gõ từ khóa “pin sạc dự phòng” sẽ cho ra loạt danh sách với hàng ngàn sản phẩm được bày bán. Có sản phẩm thậm chí chỉ với 62.000 đồng nhưng được dung lượng pin đến 5600 mAh hay với 72.000 đồng là có thể mua được cục pin sạc đến gần 10.000 mAh.

Thường những sản phẩm này sử dụng lõi pin và mạch điều khiển kém chất lượng, do vậy không thể đảm bảo được dung lượng pin rất “hoành tráng” như quảng cáo (có trường hợp lên tới 20.000, 30.000 mAh). Lõi pin kém cũng sẽ hao hụt dung lượng nhanh khi sử dụng, có khi chỉ vài tháng đã không dùng được nữa.

Bên cạnh đó, pin dự phòng "dỏm" cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị di động sử dụng nó. Do linh kiện kém chất lượng, pin dự phòng dỏm khó đảm bảo được dòng điện đầu ra ổn định cho thiết bị. Điều này dẫn tới khả năng chai pin, thậm chí là hỏng pin, cháy nổ thiết bị di động.

Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ smartphone, người dùng cần lưu ý:

1. Không dùng pin chất lượng thấp

Những loại pin smartphone chất lượng thấp chắc chắn không theo đúng tiêu chuẩn của các nhà sản xuất. Do vậy, người dùng khi cần thay pin điện thoại hãy chọn mua pin chính hãng của nhà sản xuất. Nếu phải sử dụng pin thay thế của hãng thứ ba, người dùng cũng phải chọn hãng có uy tín.

2. Để điện thoại ở chỗ thông thoáng trong khi sạc

Người dùng không nên phủ vải vóc, chăn, gối lên điện thoại trong lúc sạc để tránh máy bị quá nóng. Ngoài ra, không nên để điện thoại đang sạc ở cạnh những thiết bị điện tử phát nhiệt khác.

Sạc điện thoại trong điều kiện quá nóng có thể dẫn đến nổ pin.
Sạc điện thoại trong điều kiện quá nóng có thể dẫn đến nổ pin.

3. Đừng dùng điện thoại quá mức trong lúc sạc

Trong lúc đang sạc, điện thoại sẽ nóng hơn đáng kể so với khi được sử dụng bình thường. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng trong lúc sạc điện thoại nên tránh các hoạt động như chơi game đồ họa nặng, dùng điện thoại để phát Wi-Fi hoặc thậm chí là lướt web ở khu vực tín hiệu yếu. Những hoạt động này có thể gây thêm áp lực cho thiết bị và bộ sạc.

4. Không nên chủ quan mặc dù điện thoại vẫn hoạt động sau cú rơi mạnh

Mặc dù điện thoại vẫn bật nguồn sau một cú rơi mạnh xuống nền bê tông, chớ nghĩ rằng thiết bị vẫn ổn từ A đến Z. Ngoài những hư hại dễ nhận thấy như màn hình bị vỡ, một cú rơi mạnh có thể gây ra những vết nứt nhỏ trên linh kiện bên trong, gây nứt pin hoặc làm hở linh kiện qua kẽ nứt màn hình.

Nếu điện thoại bị rơi vỡ mạnh, hãy đem máy tới trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra.

5. Hãy cẩn thận nếu máy quá nóng một cách bất thường hoặc pin bỗng nhiên sụt nhanh

Ngày càng có nhiều người dùng phản ánh điện thoại bỗng nhiên trở nên quá nóng dù không bị nhúng nước, cũng không bị rơi. Khi gặp sự cố này, người dùng không nên chủ quan mà hãy mang máy tới trung tâm bảo hành để được kiểm tra.

6. Không nên sạc điện thoại qua đêm

Hầu hết smartphone ngày nay đều có tính năng tự kiểm soát điện năng nhận vào qua dây sạc, giảm thiểu hiệu quả những rủi ro mà người dùng thường lo sợ nhưng tất cả không phải an toàn 100%.

Dù trình độ công nghệ đã đem lại nhiều ưu điểm cho việc sạc pin ngày nay, nhiều chuyên gia vẫn thông báo về sự tồn tại của một yếu tố nữa khiến pin sạc qua đêm trở nên nguy hiểm:Nhiệt độ.

Pin Lithium-ion là loại pin được dùng vô cùng phổ biến trong tất thảy các loại thiết bị như smartphone và laptop, và chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây nên tình trạng pin xuống cấp nhanh, nhiệt độ quá cao có thể gây cháy nổ - đó là điều đã được thừa nhận.

Việc sạc pin qua đêm có thể khiến smartphone tăng nhiệt độ bởi năng lượng hao phí chuyển hoá từ dòng điện chảy qua liên tục. 

HOÀNG SƠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement