Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điện than thất sủng ở phương Tây nhưng vẫn là "vua" ở Đông Nam Á

Vĩ mô

01/10/2019 11:34

Theo các chuyên gia, điện than vẫn là vua ở Đông Nam Á trong nhiều năm tới, và thậm chí nó có thể đạt đỉnh vào năm 2027.

Điện than là "vua" ở Đông Nam Á

Than vẫn là nhiên liệu chủ đạo trong các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, ngay cả khi thế giới đang hướng đến các nguồnnăng lượng sách hơn, theo một dữ liệu được đăng tải trên CNBC cho biết,

"Những câu chuyện xung quanh than đá đã bị han chế trên thế giới. Điều này sẽ dấn đến sự suy giảm dần dần công suất tiêu thụ than ở Đông Nam Á", theo Jacqueline Tao, cộng tác viên nghiên cứu tại Wood Mackenzie, một chuyên gia tư vấn hàng hoá cho biết.

Một người đàn ông câu cá bên cạnh sà lan chở than trên một con sông ở Indonesia.
Một người đàn ông câu cá bên cạnh sà lan chở than trên một con sông ở Indonesia.

Tuy nhiên, thực tế nhu cầu sử dụng điện đang gia tăng, và các vấn đề về khả năng chi trả cho các năng lượng sạch còn hạn chế ở khu vực Đông Nam Á, khả năng tiêu thụ than đá giảm dần sẽ chỉ diễn ra vào sau năm 2030, theo ông Jacqueline Tao cho biết.

Than vẫn là vua trong thị trường điện Đông Nam Á, theo Wood Mackenzie. Ngành công nghiệp than đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề các nhà vận động môi trường vì gây ô nhiễm.

Nhưng nhu cầu than toàn cầu đã tăng năm thứ hai liên tiếp khi đạt 0,7% trong năm 2018, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy.

Trong báo cáo được công bố vào tháng 12, IEA dự kiến ​​việc sử dụng than đến năm 2023 sẽ ổn định khi tăng trưởng tiêu thụ mạnh ở Đông Nam Á và Ấn Độ bù đắp cho việc sử dụng giảm ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

"Nhu cầu sử dụng than đá tăng trưởng trên khắp khu vực châu Á do khả năng chi trả cho các năng lượng sạch còn hạn chế", theo báo cáo của IEA.

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy, than không chỉ tiếp tục là nguồn nhiên liệu chủ yếu trong sản xuất điện ở Đông Nam Á, việc sử dụng nó sẽ phát triển và đạt đỉnh vào năm 2027 trước khi chậm lại. Đến năm 2040, than đá sẽ chiếm 36% hỗn hợp năng lượng Đông Nam Á cho sản xuất điện.

Sự gia tăng nhu cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi Indonesia và Việt Nam, chiếm gần 60% nhu cầu điện năng của Đông Nam Á vào năm 2040.

Tuy nhiên, khi nhiều ngân hàng trốn tránh việc tài trợ cho các dự án than trong bối cảnh các cam kết của chính phủ chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ trở nên phổ biến hơn.

Wood Mackenzie ước tính rằng các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ dẫn đầu trong hỗn hợp công suất điện của Đông Nam Á ở mức 35% vào năm 2040. Đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm 23% tổng vốn đầu tư, lên tới hơn 89 tỷ USD từ năm 2019 đến 2040 .

Các vấn đề với năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á

"Sự tăng trưởng dự kiến về năng lượng tái tạo sẽ đến ngay cả khi các loại năng lượng đó có giá thấp hơn, cạnh tranh trong khu vực so với phần còn lại của thế giới và phải đối mặt với những thách thức như thu hồi đất và các vấn đề liên ngành khác", ông Tao nói thêm.

Điện than thất sủng ở châu Âu, nhưng vẫn là vua ở Đông Nam Á.
Điện than thất sủng ở châu Âu, nhưng vẫn là vua ở Đông Nam Á.

Ngoài ra các vấn đề về lượng điện sản xuất gặp khó khăn khi không có đủ ánh sáng mặt trời hoặc gió để cũng cấp cho các nhà máy cũng là một trong những thách thức ở Đông Nam Á. Mặc dù các nhà máy điện có thể sử dụng pin để lưu trữ năng lượng dự phòng, nhưng vẫn có những thách thức về công nghệ và chi phí khi thực hiện các kế hoạch đó.

Các mục tiêu năng lượng sạch ở Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ rất khó để đạt được, theo phân tích của Moody trong một báo cáo vào tháng 9.

"Chính phủ Indonesia đã nhắm mục tiêu tạo ra 23% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 - gần gấp đôi 12% hiện nay, nhưng sẽ khó đạt được vì kế hoạch mở rộng công suất vẫn bị chi phối bởi than", các nhà phân tích của Moody  viết trong báo cáo.

Những thách thức chính là khung chính sách và quy định về điện than, đã chứng kiến nhiều thay đổi trong những năm qua.

Nguồn điện sử dụng than đá cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ, khiến giá của nó hấp dẫn hơn so với điện được tạo ra từ năng lượng gió và mặt trời. 

Indonesia cũng là một quần đảo rộng lớn, không có lưới điện mạnh trên nhiều hòn đảo, khiến đất nước này gặp khó khăn trong việc tổ chức các địa điểm dự án lớn có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế, theo các nhà phân tích của Moody.

Trung Quốc và Nhật Bản là những nhà đầu tư lớn vào điện than

Trên toàn cầu, quốc gia sử dụng điện than lớn nhất là Trung Quốc, đang có kế hoạc giảm 3% lượng than tiêu thụ vào năm 2023, theo báo cáo của IEA.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc tìm cách cắt giảm ô nhiễm không khí độc hại ở các thành phố lớn, quốc gia này vẫn đang đầu tư ồ ạt vào các dự án điện than ngoài bờ biển, đặc biệt là ở những nơi liên quan đến Sáng kiến Vành đại và Con đường.

Các cường quốc kinh tế Đông Á Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang bơm tiền vào nhiên liệu hóa thạch.

Nhật Bản đã lên kế hoạch cho các nhà máy đốt than mới ở bờ biển khi nước này cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011. Nhưng đã có những phản ứng chính trị và xã hội đối với các nhà máy đốt than mới.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement