Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Didi hủy niêm yết, kỷ nguyên tới Mỹ tìm vốn của các ‘đại gia’ Trung Quốc sắp kết thúc?

Doanh nghiệp

04/12/2021 13:53

Việc Hãng gọi xe khổng lồ của Trung Quốc – Didi- bất ngờ hủy niêm yết ở Mỹ có thể là dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên sang Mỹ huy động vốn của những công ty ở Trung Quốc đại lục sắp vào hồi kết.
news

Vào hôm thứ Sáu (3/12), Didi – một công ty của Trung Quốc đã bất ngời thông rằng họ sẽ "ngay lập tức" thực hiện quá trình hủy niêm yết của mình tại Sở giao dịch chứng khoán New York và chuyển hướng đầu tư sang thị trường chứng khoán Hồng Kông.

d87bb14f84ac40a38557f7cea0b3d8-9633-1963-1626351075.jpg
Didi hủy niêm yết tại Mỹ sau 6 tháng IPO.

Điều đáng chú ý là, động thái rút lui này diễn ra chỉ vài tháng sau khi gã khổng lồ gọi xe của Trung Quốc IPO trên Phố Wall. Trước thông tin bất ngờ này, một số nhà phân tích cho rằng, đây là một tín hiệu rõ ràng cho các nhà đầu tư Trung Quốc phải làm trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Brock Silvers, Giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital có trụ sở ở Hong Kong cho biết, việc Didi quay trở lại Hồng Kông là một chỉ báo đáng lo ngại cho mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Vào theo chuyên gia này, nguyên nhân thực sự để lý giải cho việc này – việc Didi rút lui khỏi Phố Wall- có thể là do sức ép của chính quyền Trung Quốc.

Thực tế là, ngay sau khi Didi IPO trị giá 4,4 tỷ USD tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm nay, các nhà quản lý Trung Quốc đã ngay lập tức loại ứng dụng này ra khỏi các cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc và cho rằng nó vi phạm luật bảo mật dữ liệu, gây ra rủi ro an ninh mạng và điều này khiến giá cổ phiếu của Didi ở Hồng Kông gần như “vỡ vụn”.

Quyết định nhắm vào Didi được nhiều người coi là sự trừng phạt và là một ví dụ điển hình cho nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế quyền lực của các công ty Big Tech.

Và cách Didi được xem là “tấm gương” để các công ty niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài - bao gồm Alibaba, Pinduoduo, Baidu, JD.com, Nio (NIO) và Tencent Music (TME) nhìn vào.

Nhà phân tích Silvers nói: “Việc hồi hương của Didi có vẻ là bắt đầu của một xu hướng và thị trường nên kỳ vọng rằng, những người khác sẽ làm theo”.

Ngay sau khi Didi hủy niêm yết ở Phố Wall để chuyển về Hồng Kông, cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài đã ngay lập tức lao dốc.

1200z740_1625470700_2021-06-28-09-59-58_903065897c414d19a86f3597848581bf.jpg
Tiếp theo Didi, nhiều đại gia khác của Trung Quốc sẽ "hồi hương"?

Cổ phiếu của Pinduoduo (PDD) giảm 4%, trong khi Baidu (BIDU) giảm hơn 1%. Cổ phiếu của Alibaba (BABA) niêm yết tại New York, vốn đã giảm 48% trong năm nay, tiếp tục giảm nhẹ. Riên Didi, đã giảm giảm 3% trước khi công ty này quá trình hủy niêm yết và như vậy, tính từ thời điểm IPO đến khi rút ra, cổ phiếu của Didi mất đến 44% giá trị.

Chỉ số S & P / BNY Mellon China Select ADR, theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết hàng đầu của Mỹ, đã giảm 40% trong năm nay.

Trước đó vào hôm thứ Năm (2/12), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã hoàn thiện các quy tắc cho phép xóa các công ty nước ngoài từ chối cung cấp hồ sơ tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã từ chối các cuộc kiểm toán của Hoa Kỳ đối với các công ty của họ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Các diễn biến trong tuần này nhấn mạnh thêm thực tế rằng, mối quan hệ tài chính giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang rạn nứt.

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin rằng, Bắc Kinh đã không cho phép các công ty như Alibaba và Didi niêm yết ở New York ngay từ đầu vì lý do này.

"Các nhà sáng lập Trung Quốc trước đây đã tìm đến [New York] vì một số lý do, bao gồm các tiêu chuẩn niêm yết lỏng lẻo hơn, bội số thường cao hơn và một vị trí nằm ngoài khả năng nắm bắt tài chính [và] của Bắc Kinh", Silvers nói.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, tính toán này đã nhanh chóng thay đổi và các công ty ngày nay - đặc biệt là các công ty dẫn đầu thị trường hoặc những công ty trong các lĩnh vực công nghệ nhất định - có thể sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc niêm yết trên các sàn giao dịch do Trung Quốc kiểm soát".

Trong năm qua, Chính phủ Trung Quốc có hàng loạt động thái siết quản lý đối với các hãng công nghệ khổng lồ. Cuối năm ngoái, IPO của Ant Group – công ty công nghệ tài chính của tập đoàn Alibaba, đã bị đình chỉ ngay trước thềm lên sàn. Bắc Kinh sau đó đưa ra hàng loạt các quy định mới từ siết chặt luật chống độc quyền trên các nền tảng internet cho tới luật bảo vệ dữ liệu. Cả Alibaba, công ty giao đồ ăn Meituan cùng nhiều hãng công nghệ khác đều phải lĩnh án phạt.

Liên quan đến việc Didi rời khỏi Mỹ, ônng Costello của Cambridge Associates dự báo tất cả các công ty công nghệ đang niêm yết tại Mỹ sẽ chuyển về niêm yết chính tại sàn chứng khoán Hồng Kông.

“Đây thực sự là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc. Họ không còn thoải mái với việc Mỹ có quyền tài phán với các hãng công nghệ Trung Quốc khi đưa ra các quy định cũng như các vấn đền về an ninh dữ liệu”, chuyên gia của Cambridge Associates nhận định.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ