Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Để tránh thừa nguồn cung, doanh nghiệp bất động sản cần bỏ tư duy có tiền là xây

Thay vào đó khi thấy nguồn cung quá nhiều thì không xây mới, không nên triển khai dự án trên đỉnh chu kỳ mà phải xây dựng ở dưới đáy chu kỳ.

Bất động sản cũng… bắt đáy 

Tại diễn đàn “Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện đề án phát triển thị trường bất động sản TP.HCM” do Sở Xây dựng TP.HCM và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổ chức ngày 9/3, GS.TS Richard Peiser, Đại học Harvard cho rằng, thị trường bất động sản luôn có chu kỳ, khi bùng nổ khi đổ vỡ nên cơ quan quản lý Nhà nước phải giữ vai trò chủ động điều tiết và giám sát.

Phía doanh nghiệp cần loại bỏ tư duy có tiền là xây để tránh dư thừa nguồn cung. Thay vào đó khi thấy nguồn cung quá nhiều thì không xây mới, không nên triển khai dự án trên đỉnh chu kỳ mà phải xây dựng ở dưới đáy chu kỳ. 

Nói về vai trò quản lý của khu vực Nhà nước, Giáo sư Richard Peiser cho rằng, việc phê duyệt và cấp phép dự án càng lâu thì càng giảm tính cạnh tranh, đội giá bán, ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch.

Mặt khác, không nên hạn chế sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản vì đây là nhân tố tạo thêm vốn, tăng sự cạnh tranh cũng như chuẩn mực thiết kế xây dựng. Ngoài ra, cần tính toán thuế bất động sản để duy trì nền tài chính công, tái đầu tư, thực hiện các dịch vụ công.

Để tránh dư thừa nguồn cung, doanh nghiệp không nên triển khai dự án trên đỉnh chu kỳ.
Để tránh dư thừa nguồn cung, doanh nghiệp không nên triển khai dự án trên đỉnh chu kỳ.

Ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thị trường bất động sản thành phố đang tồn tại nhiều hạn chế như hệ thống pháp lý phức tạp, thường xuyên thay đổi.

Chia sẻ dữ liệu thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị liên quan đến vấn đề nhà đất còn thiếu tính đồng bộ. Thị trường thiếu minh bạch, tín dụng bất động sản tăng trưởng nhanh nhưng mất cân đối.

Lượng nhà ở do người dân tự xây hiện vẫn chiếm hơn 80% tổng nguồn cung nhà ở hàng năm trên địa bàn. Bên cạnh đó còn có nhiều dự án kéo dài, chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa đạt yêu cầu… 

Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án “Phát triển thị trường bất động sản TP.HCM” giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, TP.HCM phấn đấu xây dựng thị trường bất động sản có tính minh bạch, lành mạnh, chuyên nghiệp, ngang tầm khu vực.

Hình thành và phát triển các doanh nghiệp bất động sản chuyên nghiệp, góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường bền vững. Trong quá trình đó, TP.HCM sẽ được quy hoạch và xây dựng theo hướng đô thị thông minh, phát triển trên quan điểm phát triển vùng, đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, đa dạng hoá sản phẩm bất động sản, trong đó khuyến khích phát triển nhà ở xã hội… 

Nhiều thách thức

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, trong năm 2018, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về tài chính, quan hệ cung cầu, tiếp cận quỹ đất, thủ tục hành chính.

HoREA khuyến nghị, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ dự án. Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, phấn đấu trở thành là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.

TP.HCM nên phát triển về hướng Tây Bắc, nơi có địa hình cao và quỹ đất nhiều.
TP.HCM nên phát triển về hướng Tây Bắc, nơi có địa hình cao và quỹ đất nhiều.

Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước cần hợp tác, liên doanh, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản trong nước có năng lực mạnh. Lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính.

Theo ông Châu, thị trường bất động sản TP.HCM năm 2018 sẽ vẫn tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng và giữ được sự phát triển ổn định. Các phân khúc thị trường và sản phẩm bất động sản sẽ có sự tái cơ cấu lại hợp lý hơn nữa.

Phân khúc thị trường nhà ở vừa túi tiền loại căn hộ 1-2 phòng ngủ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Dự báo giá bán nhà ở sẽ không có biến động lớn. 

Năm 2018, cũng là thời điểm Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội sẽ tạo điều kiện tái khởi động lại các dự án bất động sản trùm mền đang là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu, sẽ góp phần tạo thêm nhiều hàng hóa cho thị trường M&A.

“Ngoài ra, sẽ hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM bao gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức với Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu công nghệ cao TP.HCM, Công viên phần mềm Quang Trung là hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của TP.HCM. Nghiên cứu bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về khu vực cao hướng Tây Bắc với các huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12…”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cho biết thêm, năm 2018 cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Trong đó, có chương trình thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh rạch, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng nặng trên địa bàn thành phố gắn với chỉnh trang đô thị. 

Đồng thời, TP.HCM cũng có lộ trình chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Hiện tại, TP.HCM đã lên kế hoạch di dời toàn bộ các căn nhà trên và ven kênh của hai bờ kênh Đôi để quy hoạch lại khu vực này trước năm 2020 theo hình thức hợp đồng BT.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement