Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đây là những nguyên nhân có thể "hủy hoại" giấc ngủ của bạn

Sức khỏe

14/10/2018 14:10

Ngoài cà phê, còn nhiều loại thực phẩm cũng như thói quen tai hại khác đã và đang âm thầm phá hoại giấc ngủ hàng đêm của bạn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng chúng là thủ phạm chính hủy hoại cuộc sống. Và tệ hơn, ngày qua ngày bạn vẫn tiếp tục thực hiện, xem chúng như người bạn thân thiết.

Theo Bright Side chia sẻ, có nhiều yếu tố khiến chất lượng giấc ngủ của bạn giảm đi trông thấy và bạn cần từ bỏ ngay nếu không muốn nó tiếp tục làm hại sức khỏe và cuộc sống. 

1. Đói bụng

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Có thể bạn đang trong chế độ ăn kiêng và không ăn sau 6 giờ tối hoặc không muốn cơ thể làm việc quá sức trước khi ngủ. Tất nhiên, ăn nhiều sẽ không tốt cho giấc ngủ, nhưng khi đói bụng bạn cũng không thể có một đêm ngon giấc.

Khi đói, sức khỏe giấc ngủ rất kém, ngay cả khi bạn mơ là ăn một bữa ngon lành. Vì vậy, một bữa ăn nhẹ trước ngủ 1 tiếng (với khoảng 150 calo) sẽ là ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ có đủ năng lượng cho một đêm với nhiều mộng đẹp. Việc này nghe có vẻ lạ, nhưng sự gia tăng insulin trong máu giúp sản sinh serotonin làm cho giấc ngủ chất lượng hơn.

Các loại thực phẩm tốt nhất trước khi ngủ là các loại hạt, món gà và trái cây không có vị ngọt.

2. Ngủ trưa

Nguồn: Depositphotos 
Nguồn: Depositphotos 

Một người lớn đang khỏe mạnh không cần phải ngủ trưa. Nhưng, mọi người vẫn thường ngủ trên ghế dài khi xem TV, trên xe buýt hoặc bất cứ nơi nào khác. Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa thì giấc ngủ chính vào ban đêm sẽ trở nên kém chất lượng. Ngoài ra, vào cuối tuần, khi mọi người thức dậy rất muộn thì sẽ rất khó ngủ vào buổi tối. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi vào sáng thứ hai.

Nếu bạn cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi vào ban ngày thì chỉ cần đứng dậy và duỗi thẳng chân. Lúc này, lưu lượng oxi sẽ tăng lên, dòng chảy của máu được đều hơn. Hành động này sẽ giúp tinh thần và cơ thể thoải mái, tươi tỉnh hơn.

3. Không ăn sáng

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Ăn sáng dường như không có liên quan mật thiết với giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, bữa sáng sẽ bật đồng hồ sinh học của cơ thể. Sau khi được nạp năng lượng, cơ thể sẽ bắt đầu hẹn giờ để ngủ.

Bữa sáng cũng đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh trao đổi chất. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài hoặc bạn bỏ bữa, bộ não sẽ là cơ quan bị đói đầu tiên. Giữa các bữa ăn, não sẽ tiết ra hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline, gây mất ngủ.

4. Không vệ sinh phòng

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Bạn có vẻ không quan tâm đến mớ hỗn độn quanh mình, nhưng não bộ thì có. Khoa học chứng minh rằng, bộ não của chúng ta ghi nhớ mọi thứ xung quanh và nếu hình ảnh cuối cùng bạn thấy trước khi ngủ là mớ hỗn loạn, giấc ngủ của bạn cũng sẽ như vậy.

Ngoài ra, lớp bụi bẩn không bao giờ làm bạn thoải mái. Rèm cửa là nơi có nhiều bụi nhất nhưng bạn hay quên nó.

Hãy để không gian ngủ được thoáng mát, càng thường xuyên vệ sinh phòng càng tốt. Vì chúng sẽ giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

5. Phòng quá nóng

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Căn phòng ấm áp tốt với giấc ngủ mùa đông. Nhưng, dù bạn có thấy thoải mái trong căn phòng ấm thì nhiệt độ cao vào ban đêm sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Nếu không tiện mở cửa sổ cả đêm, bạn chỉ cần mở chúng 10 phút trước khi ngủ. Nhiệt độ tốt nhất trong phòng ngủ là tầm khoảng 21 độ C.

6. Nằm sấp khi ngủ

Nguồn: Depositphotos 
Nguồn: Depositphotos 

Mọi người đều có vị trí ngủ yêu thích riêng. Theo các chuyên gia tâm lý cho rằng tư thế ngủ sẽ tiết lộ tính cách của một người. Tuy nhiên, có những tư thế ngủ tốt và xấu. Mọi người ngủ ngon nhất nếu nằm ngửa hoặc nghiên. Nằm sấp được cho là có hại nhất bởi vì tư thế này làm tủy sống và các cơ không thư giãn, ngực bị ép và khó thở. Vị trí này đặc biệt xấu đối với những người có bệnh tim mạch, bệnh phổi hoặc xơ vữa động mạch.

Thật khó để thay đổi tư thế ngủ yêu thích, vì vậy bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên chuyên sâu hơn để có giấc ngủ chất lượng.

7. Ngủ cùng thú cưng

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Rất hiếm để một con vật ngủ suốt đêm. Điều này đặc biệt đúng đối với con mèo, không biết thế nào là không gian cá nhân. Vì vậy, nếu thú cưng ngủ cùng với bạn, giấc ngủ rất có thể là tồi tệ hơn.

Bạn có thực sự cảm thấy tuyệt vời khi bạn thức dậy với con mèo trên đầu hoặc vị trí nằm của bạn rất khó chịu vì thú cưng của bạn đã chiếm hầu hết giường? Nhiều chủ vật nuôi phàn nàn về giấc ngủ bởi vì vật nuôi nghĩ rằng đây là phòng  của chúng.

8. Ăn đồ ngọt trước khi ngủ

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhẹ trước khi ngủ là tốt, nhưng không phải là ăn đồ ngọt. Đường giống như dành riêng cho bộ não và nếu não hoạt động nhiều vào ban đêm, nó sẽ không tốt cho giấc ngủ tí nào. Chúng là nguyên nhân của các cơn ác mộng. Đặc biệt là sô cô la chứa nhiều caffeine sẽ khiến bạn có một đêm thức trắng.

9. "Bí mật cuộc sống" ẩn dưới đôi chân của bạn

Nguồn:  Depositphotos 
Nguồn:  Depositphotos 

Bạn có thể chưa biết về sự mỏi mệt vào buổi sáng là do hội chứng chân bồn chồn. Chân có thể rung lên vào ban đêm và làm não bộ cũng thức suốt để kiểm soát. Vì vậy, cho dù bạn nhắm mắt, nhưng thực chất là không hề ngủ.

Vấn đề này gặp phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị. Nếu đang bị mất ngủ và có cảm giác khó chịu ở chân, bạn hãy quan sát ga giường. Nếu vị trí ga giường ở chân bị nhàu nát vào buổi sáng, thì bạn có thể đang bị hội chứng này.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất bạn cần đến bác sĩ. Nếu vừa mắc bệnh và còn mức độ thấp, bạn hãy loại bỏ thực phẩm chứa caffein trong bữa ăn, thức uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên đi thử máu để kiểm tra nồng độ hemoglobin.

10. Không gian ngủ ồn ào

Nguồn: Depositphotos  
Nguồn: Depositphotos  

Không gian ồn ào là môi trường thiếu lành mạnh. Nó gây tác động tiêu cực cho cơ thể ngay cả khi bạn không bị giật mình vào ban đêm. Não vẫn nhận biết tiếng ồn và đây là nguyên nhân gây mệt mỏi, lo lắng, tăng nhịp tim vào ban ngày.

Tùy thuộc vào mức độ của tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến giấc ngủ:

30 dB (giống như âm thanh của tiếng đồng hồ) - không ảnh hưởng;

35-40 dB (giống như đang nói chuyện bình thường) - tác động xấu lên chất lượng giấc ngủ và có thể gây đau đầu;

45-50 dB (giống trò chuyện sôi nổi, lớn tiếng, liên tục) - có thể gây ra rối loạn thần kinh;

hơn 50 dB - làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tiếng ồn lớn cũng có thể làm hại sức khỏe của bạn, vì vậy nếu có đường sắt hoặc đường cao tốc gần nhà, bạn nên giữ cửa sổ đóng vào ban đêm hoặc sử dụng nút tai.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement