Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ngân hàng

18/05/2023 15:52

Đến cuối năm 2022, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đã đưa Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu với tỷ lệ tăng trưởng 40% về thanh toán số trong vài năm trở lại đây.

Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 18/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập xuống ngưỡng 30%.

"Đáng chú ý, có khoảng 74,6% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng. Có 3,71 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa", Thống đốc cho biết.

Đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một số chỉ số đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng cũng đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra như tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, tỷ lệ dịch vụ công của NHNN đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4.

Bên cạnh đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư.

NHNN cũng cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chip hoặc ứng dụng VNeID, làm sạch thông tin khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư.

Về phía các tổ chức tín dụng, năm 2022, một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank… đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM.

Tại sự kiện, đại diện VietinBank đánh giá hiện dữ liệu của ngành ngân hàng không hoàn toàn "sạch" nên có nhiều điểm còn bất cập. Chẳng hạn, với giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân (CMND) trước đây, kẻ gian có thể giả mạo giấy tờ tùy thân, thay ảnh CMND để mở tài khoản ngân hàng.

"Bằng mắt thường và kỹ năng thông thường của giao dịch viên khó có thể phát hiện được giấy tờ giả mạo. Hay có những trường hợp kẻ gian thuê nhiều người dân thiếu hiểu biết pháp luật để mở tài khoản và sử dụng chính tài khoản đó để gian lận, phạm tội", vị đại diện cho biết.

Thông tin của khách hàng có thể bị thay đổi như: Địa chỉ, tình trạng hôn nhân, số điện thoại mà không thông báo cập nhật tới ngân hàng. Ngay cả khi đổi sang giấy tờ tùy thân là căn cước công dân mới, khách hàng không có thói quen đến ngân hàng để cập nhật thông tin.

Sau quá trình trao đổi với C06 - Bộ Công An, làm việc với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư để nghiên cứu và thử nghiệm kết nối, đại diện nhà băng này cho biết người dân có thể mở tài khoản ngân hàng từ ứng dụng VNEID. Chỉ bằng xác nhận của khách hàng trên VNEID, dữ liệu lập tức được truyền từ VNEID qua ngân hàng để mở tài khoản và xác thực định danh chính xác, theo Zing.

"Thông qua hình thức tích hợp trên sẽ giúp giảm thiểu công tác hậu kiểm (như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...), tiết giảm chi phí và thời gian của cả khách hàng và ngân hàng", đại diện VietinBank đánh giá.

Theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2022, ngành Ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đã đưa Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu với tỷ lệ tăng trưởng 40% về thanh toán số trong vài năm trở lại đây.

Đến nay, có tới 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile.

Tại sự kiện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là vấn đề mới, khó, phức tạp. Do đó, ông cho rằng cần tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Phó Thủ tướng nhắc lại việc quan trọng là không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement