Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản, liệu có thật sự an toàn?

Khám phá

22/08/2023 17:30

Hơn 1 thập kỷ sau khi sau trận động đất và sóng thần tàn khốc năm 2011 làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra thảm họa tan chảy lõi lò phản ứng, Nhật Bản chuẩn bị xả hơn 1 triệu tấn nước thải đã qua xử lý từ nhà máy đã ngừng hoạt động này ra biển.

Được "bật đèn xanh" vẫn gây tranh cãi

Những chiếc cần cẩu khổng lồ được bố trí khắp khu vực cơ sở bị phá hủy của công ty điện lực Tokyo, trong khi một số khu vực được bao phủ bởi những cấu trúc giống mái vòm khổng lồ khi công việc tiếp tục quản lý việc loại bỏ các mảnh vụn nhiên liệu nguy hiểm.

Một trong những thành phần quan trọng nhất của giai đoạn ngừng hoạt động hiện nay ít rõ ràng hơn nhiều, một đường ống rộng 10 cm (4 inch) dẫn nước thải, một phần được tạo ra khi các lò phản ứng bị hư hỏng được làm mát, thông qua quy trình xử lý sẽ dẫn ra Thái Bình Dương. 

Không có yếu tố nào trong công việc của Nhật Bản nhằm quản lý rủi ro từ thảm họa gây tranh cãi hơn kế hoạch bắt đầu xả ra biển hơn 1 triệu mét khối nước phóng xạ, được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa đã qua xử lý vào thứ Năm tới đây.  

Khoa học đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida cho biết vào sáng 22/8 rằng đã yêu cầu Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) nhanh chóng chuẩn bị xả nước theo kế hoạch đã được Cơ quan quản lý hạt nhân phê duyệt và dự kiến việc xả nước sẽ bắt đầu vào ngày 24/8 nếu điều kiện thời tiết cho phép. 

Chính phủ Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo đề xuất này được thực hiện an toàn, ngay cả khi phải mất hàng thập kỷ mới thải hết toàn bộ nước đã qua xử lý.

Trung Quốc đã phản đối kịch liệt các kế hoạch và đe dọa sẽ mở rộng hạn chế nhập khẩu thủy sản, các công ty mỹ phẩm Nhật Bản đã phải đối mặt với sự tẩy chay của người tiêu dùng đại lục. Các nhà hàng ở Hồng Kông đã vội vã tìm kiếm các lựa chọn thay thế để cung cấp một số nguyên liệu trước đây có nguồn gốc từ các vùng của Nhật Bản.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết vào tháng 6 rằng đại dương không phải là cống thoát nước riêng của Nhật Bản. 

Khoa học đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản - Ảnh 2.

Ngư dân bốc dỡ cá ngừ vừa đánh bắt tại chợ cá Onahama ở Iwaki, tỉnh Fukushima vào tháng 7. Ảnh: Bloomberg

Các cuộc biểu tình công khai đã diễn ra ở Hàn Quốc, bất chấp sự ủng hộ của chính phủ đối với chiến lược của Nhật Bản. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết hôm thứ Sáu tại Trại David rằng, bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ có "tác động không chỉ đối với một mà là với tất cả các quốc gia khác trên thế giới".

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra đại dương của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Cơ quan này cho rằng việc xả thải dần dần, có kiểm soát sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường.

Mức độ phóng xạ tại Fukushima đã giảm trong thập kỷ qua đến mức du khách thường xuyên không còn phải mặc bộ đồ bảo hộ toàn thân nữa. Du khách vẫn phải mang theo máy đo và mặc áo dài tay, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay. TEPCO cũng yêu cầu những người đến địa điểm này phải kiểm tra bức xạ cơ thể trước và sau chuyến thăm của họ bằng máy quét. 

Khoa học đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản - Ảnh 3.

Giám đốc IAEA - Rafael Grossi cho cá bơn ăn trong bể cá chứa đầy nước thải đã qua xử lý tại phòng thí nghiệm ở nhà máy Fukushima Dai-ichi vào tháng 7. Ảnh: Bloomberg

Quy trình đạt chuẩn hay đầy rủi ro

Theo Junichi Matsumoto, giám đốc quản lý nước của hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến, chuyến tham quan cơ sở được tổ chức vào tháng trước là một phần trong nỗ lực của Tepco nhằm giải quyết những lo ngại về việc xả thải theo kế hoạch bằng cách đưa ra bằng chứng. 

Quá trình sẽ được diễn ra trong khoảng 30 năm tới để giải phóng các lô nước đã qua xử lý cách bờ biển khoảng 1 km (0,62 dặm) được chia thành bốn bước cơ bản là đo lường, xác nhận, chuyển giao, pha loãng và xả.

Nước được bơm vào cơ sở và được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hỏng. Khoảng 130 mét khối chất lỏng bao gồm cả nước mưa và nước ngầm bị ô nhiễm mỗi ngày sau khi tiếp xúc với các mảnh vụn nhiên liệu hạt nhân. 

Nó được bơm ra và xử lý thông qua hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), sử dụng một loạt phản ứng hóa học để giảm nồng độ 62 hạt nhân phóng xạ.

Khoa học đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản - Ảnh 4.

Các đường ống được sử dụng để pha loãng nước thải tại khu vực Fukushima. Ảnh: Nikkei

Quá trình đó không thể loại bỏ tritium, một dạng hydro phóng xạ yếu. Mặc dù nó có thể gây ung thư ở mức độ cao, nhưng con người sẽ cần phải hấp thụ hàng tỷ đơn vị becquerel (thước đo độ phóng xạ) trước khi thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Nước do TEPCO thải ra sẽ có nồng độ dưới 1.500 becquerel/lít.

Sau quá trình xử lý ban đầu, loạt phép đo đầu tiên về nồng độ hạt nhân phóng xạ được thực hiện trước khi nước được chuyển sang các bình để trộn và lưu thông trong 144 giờ. Công ty phân tích độc lập Kaken Co và IAEA sau đó sẽ bắt đầu quá trình thử nghiệm tiếp theo có thể kéo dài khoảng hai tháng.

Trung Quốc phàn nàn rằng IAEA đã không đánh giá hiệu quả lâu dài của việc xả nước thải lần này do chưa từng có tiền lệ trước đây. 

"Chúng tôi hy vọng rằng công chúng có thể yên tâm bởi thực tế là phải mất một thời gian dài để nước được xử lý đạt tiêu chuẩn", Kenichi Takahara, một nhà truyền thông rủi ro của Tepco có trụ sở tại Fukushima cho biết trong chuyến thăm vào tháng trước. 

Quá trình này cũng cố tình làm chậm, bởi vì TEPCO chỉ có khả năng xả tối đa khoảng 500 mét khối nước đã qua xử lý mỗi ngày - một phần nhỏ trong số 510.000 mét khối nước biển được đưa vào cơ sở sau mỗi 24 giờ.

Khoa học đằng sau kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản - Ảnh 5.

Một công nhân chuẩn bị mẫu cá để đo hàm lượng Caesium trong cuộc kiểm tra an toàn tự nguyện tại chợ cá Onahama. Ảnh: Bloomberg

Tại khu vực pha loãng, ba máy bơm lớn hút nước biển kết hợp với chất lỏng đã xử lý để đảm bảo nồng độ triti "thấp hơn nhiều" so với hướng dẫn của chính phủ Nhật Bản và Tổ chức y tế thế giới. Theo tính toán, vào thời điểm quá trình hoàn tất, nước được xử lý sẽ được pha loãng hơn 350 lần. 

Chất lỏng pha loãng đó sau đó di chuyển vào một bể chứa ngầm một phần để lấy mẫu tiếp. Trong các bước tiếp theo, nước chảy qua một tàu sâu hơn rồi dọc theo đường hầm xả chạy dài 1 km dưới đáy biển. Một vòi được xây dựng ở độ sâu khoảng 12 mét dưới mặt biển sẽ xả nước ra Thái Bình Dương.

Đối với thủ tướng Kishida, việc xoa dịu những lo ngại cả trong nước và quốc tế về quá trình này là rất quan trọng, đặc biệt là khi Nhật Bản cũng đang tìm cách tăng cường an ninh năng lượng bằng cách khôi phục ngành hạt nhân của quốc gia. 

"Chính phủ Nhật Bản, bao gồm cả tôi, sẽ tiếp tục cung cấp những giải thích và thông tin minh bạch nhất cho không chỉ Trung Quốc mà còn trong cộng đồng quốc tế", ông nói hôm Chủ Nhật trong chuyến thăm Fukushima.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement