23/08/2018 16:24
Dân số nước nào đông nhất thế giới, Ấn Độ hay Trung Quốc?
Theo dự báo, dân số của Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc vào năm 2030 và dự kiến sẽ đạt con số 1,7 tỷ người vào năm 2050.
Theo dữ liệu của Cơ quan khảo sát dân số thế giới (PRB), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington (Mỹ), Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,7 tỷ người vào năm 2050 và Trung Quốc sẽ rơi xuống vị trí thứ hai với 1,34 tỉ người.
Hiện tại, Trung Quốc đang đứng ở vị trí đầu tiên với 1,39 tỷ người và Ấn Đông xếp kế với 1,35 tỷ người.
Dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc, chạm mốc 1,7 tỷ người vào năm 2050? |
Theo phân tích của PRB, dân số Ấn Độ sẽ ở vào mức từ 1,53 -1,68 tỷ người trong giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2050. Trong khi đó dân số Trung Quốc đạt 1,42 tỷ người vào năm 2030, sau thời điểm đó nó sẽ giảm dần và đến năm 2050 chỉ còn khoảng 1,34 tỷ người.
Ấn Độ cũng sẽ là nước có dân số tăng nhiều nhất thế giới tính đến năm 2050 với 323 triệu người tăng thêm. Nigeria sẽ là nước đứng thứ hai với 220 triệu người và Cộng hòa Dân chủ Congo đứng thứ ba với 134 triệu người.
Theo một báo cáo khác của Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của người dân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2025-2030 sẽ là 71 tuổi và trong giai đoạn từ năm 2045-2050 sẽ tăng lên 74,2 tuổi. Tỷ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi sẽ giảm từ 32,3 ca/1.000 trẻ trong giai đoạn từ năm 2025-2030 xuống còn 18,6 ca/1.000 trẻ trong giai đoạn từ năm 2045-2050.
Mười quốc gia dự kiến sẽ chiếm hơn một nửa dân số thế giới trong giai đoạn 2017-2050 bao gồm: Ấn Độ, Nigeria, Congo, Pakistan, Ethiopia, Tanzania, Hoa Kỳ, Uganda, Indonesia và Ai Cập.
Advertisement
Advertisement