Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đà Nẵng – Quảng Nam 'bắt tay' khơi thông sông Cổ Cò: Nhiều dự án bất động sản sẽ được cứu

Một khi dự án khơi thông sông Cổ Cò được hai địa phương này tiến hành thì nhiều dự án khu đô thị ở phía Nam Đà Nẵng sẽ “ấm” trở lại.

Chiều 16/9, ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Nam do ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tỉnh làm trưởng đoàn để bàn thảo, thúc đẩy triển khaidự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò.

Khởi động dự án 1.000 tỷ đồng

Sông Cổ Cò nối liền từ Đà Nẵng đến Hội An dài hơn 28km, trong đó có 20km nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam. Nhiều thế kỷ trước, con sông này từng là tuyến đường thủy quan trọng góp phần hình thành nên cảng thị Hội An. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, với sự hình thành của hàng chục khu đô thị mới chạy dọc theo tuyến sông này đã dần “bóp nghẹt” con sông.

Một dự án bất động sản lấn sông Cổ Cò.
Một dự án bất động sản lấn sông Cổ Cò.

Từ cuối năm 2010 đến nay, hàng loạt dự án bất động sản đã ngang nhiên lấp đất, lấn sông, chặn dòng chảy của sông Cổ Cò. Cụ thể như dự án Khu đô thị mới Điện Dương – Điện Ngọc (thuộc thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), dự án khu đô thị FPT (Đà Nẵng), dự án Cocobay… cùng hàng chục dự án bất động sản nhỏ lẻ khác. View sông Cổ Cò trở thành một trong những điểm nhấn để quảng bá với khách hàng của các doanh nghiệp bất động sản.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, sau một quãng thời gian phát triển “nóng”, giá đất vùng này tăng phi mã từ chỗ 3 – 4 triệu đồng/m2, nay đã lên đến 25-30 triệu đồng/m2. Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản đã chững lại. Cùng với đó là những vấn đề pháp lý nảy sinh khi giao dịch bất động sản. Điển hình là vụ việc hơn 1.000 khách hàng của Công ty Bách Đạt An (chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam) bất ngờ “lật kèo” với khách hàng khi không thể ra sổ đỏ (dự án vướng thủ tục pháp lý). Những nguyên do nói trên đã khiến bất động sản ở khu vực này gần như “đóng băng”, không có giao dịch.

Với việc hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng "bắt tay" khơi thông sông Cổ Cò thì bất động sản khu vực này được dự báo sẽ “ấm” trở lại. “Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đã được hai địa phương thông qua. Tỉnh Quảng Nam sẽ nạo vét hơn 20km với nguồn kinh phí hơn một ngàn tỷ đồng, trong đó trung ương hỗ trợ 340 tỷ đồng.

Còn Đà Nẵng cũng đã phê duyệt dự án sông Cổ Cò gần 500 tỷ đồng, trong đó trung ương hỗ trợ 245 tỷ đồng. Hai địa phương đang rất tích cực triển khai dự án này, công tác nạo vét trên địa bàn TP. Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thành, trong khi tỉnh Quảng Nam rất quyết liệt thực hiện dự án”, đại diện UBND TP.Đà Nẵng cho biết.

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện hai địa phương đang rất quyết tâm để thực hiện dự án nạo vét sông Cổ Cò. Bởi đây là dự án nhằm đánh thức dòng sông Cổ Cò, phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của hai địa phương.

Nỗi lo xâm nhập mặn

Đại diện Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết, để khơi thông sông Cổ Cò thì phải tháo dỡ 3 đập ngăn mặn hiện có trên sông là đập Hà My (Quảng Nam), đập Đồng Nò, Bờ Quang (Đà Nẵng). Cùng với việc nạo vét đáy, chế độ dòng chảy và độ mặn khu vực thay đổi, nồng độ mặn trên sông Cổ Cò tăng mạnh. Điều này sẽ khiến nguồn nước chính cung cấp cho Đà Nẵng tại nhà máy nước Cầu Đỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhiễm mặn nặng hơn. Trong khi thành phố này vừa trải qua một đợt thiếu nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử khi có khu vực bị cắt nước từ 6-10 ngày.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam kiến nghị do chưa hoàn thành việc đô thị hoá dọc hai bên sông, chưa có giải pháp hữu hiệu cho Nhà máy nước Cầu Đỏ, vì vậy đề xuất chưa phá dỡ đập ngăn mặn Hà My, Bờ Quang và Đồng Nò trong giai đoạn hiện nay. Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò là dự án đa mục tiêu, thúc đẩy kinh tế - xã hội hai địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng.

Tuy nhiên việc phá dỡ cả 3 đập Hà Mỹ, Đồng Nò và Bờ Quang để thông sông Cổ Cò từ Cửa Hàn đến Cửa Đại sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ven sông, đồng thời ảnh hưởng đến vấn đề xâm nhập mặn trên hệ thống sông của hai địa phương, trong đo đặc biệt đối với nhà máy nước Cầu Đỏ.

Sau khi bàn bạc, thảo luận, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng cùng thống nhất phương án quy hoạch, khớp nối, thông luông tuyến đường thủy quan trọng này vào tháng 9/2022.

AN PHONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement