Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cựu đại tá Biên phòng nói lời sau cùng: 'Sẽ kêu oan suốt đời' nếu tòa không xem xét

Nóng trong ngày

15/07/2022 18:27

Trong phiên tòa tuyên án vụ cựu cảnh sát biển "bảo kê" buôn lậu xăng, hai cựu tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và nhiều bị cáo thừa nhận cáo buộc nhận hối lộ và buôn lậu. Riêng cựu đại tá Nguyễn Thế Anh vẫn tiếp tục kêu oan.

Sáng nay (15/7), tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng RON 95-III, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án quân sự Quân khu 7 đã dành phần lớn thời gian cho các luật sư, bị cáo bào chữa, đối đáp với quan điểm luận tội của Viện Kiểm sát (VKS) quân sự Bộ đội biên phòng giữ quyền thực hành quyền công tố tại tòa.

Sau khi kết thúc phần bào chữa, đối đáp giữa luật sư, bị cáo với VKS, chủ tọa phiên tòa cho các bị cáo đứng lên bục khai báo nói lời sau cùng.

Là người đầu tiên được lời nói sau cùng, bị cáo Phùng Danh Thoại (cựu đại tá, Trưởng phòng Xăng dầu Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), cho biết, bản thân đã nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình, tỏ ra vô cùng ân hận và hứa với HĐXX sẽ cùng gia đình khắc phục toàn bộ số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động buôn lậu; mong HĐXX giảm nhẹ hình để sớm trở về gia đình phụng dưỡng mẹ già.

Nói lời sau cùng, cựu đại tá cảnh sát biển 'sẽ kêu oan suốt đời' nếu bị kết tội - Ảnh 1.

Cựu Thiếu tướng Lê Văn Minh. Ảnh: Internet

Tiếp đến, bị cáo Lê Văn Minh, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển số 4, cũng bày tỏ sự hối hận tột cùng vì sai phạm của mình gây ra. Bị cáo nói, đã có 40 năm cống hiến trong quân đội, nhưng không ngờ những tháng ngày cuối đời lại vướng vào lao lý.

"Hành vi phạm tội của bị cáo đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, quân đội, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển, bị cáo xin gửi lời xin lỗi. Trong bản luận tội của VKS có áp dụng cho bị cáo những tình tiết giảm nhẹ, nhưng mức án đề nghị vẫn cao. Bản thân bị cáo mắc nhiều bệnh, như tim mạch, tiểu đường, không biết còn sống được bao lâu, mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt để bị cáo ra tù sớm còn chút sức khỏe chăm sóc mẹ già", bị cáo Minh nói.

Bị cáo Lê Xuân Thanh, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển số 4, nói ngắn gọn hơn nhưng cũng bày tỏ sự hối hận về hành vi phạm tội của mình, hứa sẽ nỗ lực để khắc phục hậu quả do mình gây ra và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt.

Các bị cáo: Phạm Văn Trên, Lê Văn Phương, Phạm Hồ Hải, Sơn Hoàng Ngự, Lưu Thế Đức, Cao Phước Hoài, Nguyễn Thanh Lâm, Phan Thị Xuân - đều tỏ ra ăn năn, hối lỗi về hành vi phạm tội của mình, mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về với gia đình.

Là người cuối cùng được HĐXX cho lên nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thế Anh - cựu đại tá, cựu Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, cựu Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - cảm ơn HĐXX đã cho được tự bào chữa và đối đáp với đại diện VKS, nhưng cho rằng chưa được đầy đủ, VKS trả lời còn chung chung, theo Dân trí.

Bị cáo này cho biết, bản thân đã có 30 năm phục vụ quân đội, mặc dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhưng quá trình công tác đã phải đương đầu với nhiều tội phạm.

Nói lời sau cùng, cựu đại tá cảnh sát biển 'sẽ kêu oan suốt đời' nếu bị kết tội - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh. Ảnh: Trần Thường/ Dân trí

"Bị cáo từng bị tội phạm dí súng vào đầu, bị trả thù dẫn đến trên người mang nhiều thương tật, thử hỏi có dễ dàng bị mua chuộc không? Hôm nay bị cáo đã nhiều lần yêu cầu VKS đối đáp về thủ tục tố tụng, vị trí, chức năng của bị cáo nhưng VKS chỉ trả lời chung chung... Bị cáo thấy không thuyết phục, nếu HĐXX không xem xét, bị cáo sẽ kêu oan suốt đời", bị cáo Nguyễn Thế Anh nói.

VKS đề nghị phạt ông Lê Văn Minh 15-17 năm tù, ông Lê Xuân Thanh 15 năm tù về tội Nhận hối lộ. Cùng tội này, bà Phan Thị Xuân (vợ bị cáo Lê Xuân Thanh) bị đề nghị 24-36 tháng tù treo. Cựu thượng tá Nguyễn Văn Hùng (Đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh) bị đề nghị 17 năm tù. Cựu đại tá Phạm Văn Trên (Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh) bị đề nghị 9-11 năm tù.

Cựu trung tá Nguyễn Thanh Lâm (Hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng) bị đề nghị 10-12 năm tù. Cựu thượng tá Lê Văn Phương (Phó trưởng Phòng CSGT Công an Trà Vinh) bị đề nghị 3-4 năm tù. Cựu thiếu tá Lưu Thế Đức (Phó đoàn trưởng Trinh sát 2) và cựu thượng úy Sơn Hoàng Ngự (nhân viên Đồn Biên phòng cảng Trường Long Hòa) cùng bị đề nghị 4-5 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn An 17-18 năm tù, Phạm Hồ Hải 7-8 năm tù, theo Zing.

Cao Phước Hoài bị đề nghị mức án 6-7 tháng tù về tội Không tố giác tội phạm. Cựu đại tá Phùng Danh Thoại (cựu Trưởng phòng Xăng dầu của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển) bị đề nghị 7-9 năm tù về tội Buôn lậu.

Bị cáo còn lại là Nguyễn Thế Anh (cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang) bị đề nghị tù chung thân về tội Nhận hối lộ và 1-2 năm tù Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Tổng hợp hình phạt, VKS đề nghị tuyên phạt ông Thế Anh án chung thân.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement