Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cựu chiến lược gia của Donald Trump: Loại bỏ Huawei quan trọng hơn thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phân tích

22/05/2019 17:52

Ông Bannon cho rằng, đẩy gã khổng lồ viễn thông ra khỏi thị trường phương Tây quan trọng hơn 10 lần so với thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Cựu chiến lược gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump - Steve Bannon cho rằng, việc loại bỏ Huawei ra khỏi Mỹ và châu Âu quan trọng hơn 10 lần so với một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Ông cũng nói rằng ông sẽ dành toàn bộ thời gian của mình để loại bỏ các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường của Mỹ.

Nhận xét của Bannon, một người ủng hộ mạnh mẽ một cuộc chiến toàn diện của người Mỹ chống lại Trung Quốc, đã diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh hành pháp cấm Huawei khỏi thị trường Mỹ và cắt đứt nguồn cung cấp linh kiện quan trọng.

"Đây là một vấn đề an ninh quốc gia lớn đối với phương Tây", ông Bannon cho biết, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào 18/5 với tờ South China Morning Post. "Việc này quan trọng hơn cả đạt được một thoả thuận thương mại với Trung Quốc. Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia lớn, không chỉ đối với Mỹ mà còn với phần còn lại của thế giới. Chúng tôi sẽ loại bỏ họ".

Cựu chiến lược gia của Donald Trump, Steve Bannon (phải) cho biết ông đang dành toàn bộ thời gian để đưa các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường của Mỹ. Ảnh: Reuters
Cựu chiến lược gia của Donald Trump, Steve Bannon (phải) cho biết ông đang dành toàn bộ thời gian để đưa các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường của Mỹ. Ảnh: Reuters

Bannon đã không giải thích chi tiết về các rủi ro bảo mật cụ thể trên các sản phẩm của Huawei. Công ty công nghệ Trung Quốc đã công khai thách thức các yêu sách của Mỹ và một số nước phương Tây lớn, như Đức, cũng cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào cho đến nay về việc Huawei vi phạm an ninh quốc gia như các cáo buộc của Mỹ.

Lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei là một cú sốc đối với thị trường chứng khoán và ngành công nghiệp công nghệ.

Jude Blanchette thuộc Tập đoàn Crumpton, một công ty tư vấn kinh doanh và rủi ro địa chính trị có trụ sở tại Mỹ, cho rằng đa số các nhà lập pháp ở Mỹ đều đồng thuận với ý kiến Huawei là một rủi ro trong an ninh công nghệ, tuy nhiên động thái ban hành lệnh cấm của Donald Trump là điều khiến nhiều người bất ngờ.

Tuy nhiên, đối với Bannon ông vẫn rất kiên quyết cho rằng Huawei cần phải bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các thị trường phương Tây, và cho Trump biết rằng ông đã sai lầm khi đã nương tay với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE trong một lệnh trừng phạt vào công ty này tháng 7 năm ngoái.

Mỹ đã áp đặt lệnh cấm ZTE với lý do đã phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Nhưng với sự thúc giục của Trump, các hạn chế đối với ZTE đã được dỡ bỏ sau khi công ty Trung Quốc đồng ý với một số điều khoản và và chấp nhận sự giám sát hoạt động của Mỹ.

"Trong suốt quá trình đàm phán, giai đoạn đầu ông Trump đã quyết định nương tay với ZTE, đây là điều theo tôi là một sai lầm", theo ông Bannon cho biết.

Bannon, người đã bị Trump sa thải vào tháng 8/2017, cũng đang kêu gọi đóng cửa các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán của Mỹ. "Một động thái tiếp theo mà chúng tôi thực hiện là cắt đứt tất cả các IPO, giải phóng tất cả các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm ở Mỹ cung cấp vốn cho chính phủ Trung Quốc", ông nói.

"Chúng ta sẽ thấy một động thái lớn trên Phố Wall để hạn chế quyền tiếp cận thị trường chứng khoán của các công ty Trung Quốc cho đến khi họ đồng ý với các cải cách của Mỹ".

Vào tháng 3 năm nay, Bannon đã hồi sinh Ủy ban thời Chiến tranh Lạnh mang tên Ủy ban về Nguy cơ hiện tại: Trung Quốc (CPDC) đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.

Ủy ban về Nguy cơ hiện tại (CPD) từng được thành lập vào đầu những năm 1950 và từng giải thể. Vào những năm 1976, CPD được thành lập trở lại nhằm đối đầu với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. 

Bannon cho biết mục tiêu của những gì ông gọi là một cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải tiến hành những cải cách cơ bản.

"Tôi không thể nghĩ rằng nó sẽ được giải quyết nhanh chóng. Đây là khởi đầu của một quá trình rất dài và khó khăn", ông nói.

"Tôi đã dành cả cuộc đời mình cho việc này. Đây là những gì tôi làm 24 giờ một ngày. Chúng tôi sẽ không im lặng",  ông Bannon nói.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement