Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cựu CEO Apple John Sculley tiết lộ kỹ năng khiến Steve Jobs trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc

Vĩ mô

27/05/2019 19:35

Steve Jobs từng bị đuổi khỏi chính công ty của mình, nhưng sau khi quay lại ông đã trở thành con người khác và giúp Apple khỏi bờ vực phá sản.

Steve Jobs và Steve Wozniak cùng nhau thành lập Apple năm 1976. Jobs tràn đầy ý tưởng và phụ trách kinh doanh, còn Wozniak là chuyên gia kỹ thuật. Tuy vậy, không có ai trong 2 chàng trai trẻ từng có bất kỳ kinh nghiệm điều hành công ty nào.

Năm 1983, Jobs đích thân tuyển John Sculley, CEO Pepsi, bằng câu nói kinh điển: “Anh muốn bán nước ngọt suốt đời hay muốn đi cùng tôi và thay đổi thế giới”. Khi ấy, Jobs cũng muốn trở thành CEO song ban quản trị Apple cho rằng ông chưa sẵn sàng.

Tuy nhiên một kỹ năng giao tiếp phổ biến đã biến ông trở thành một thiên tài, và từ đó thay đổi cuộc đời của Steve Jobs.

Steve Jos trong một buổi ra mắt iPad vào năm 2010.
Steve Jos trong một buổi ra mắt iPad vào năm 2010.

Kỹ năng đó là gì? Chính là khả năng lắng nghe.

John Sculley, người từng là CEO của Apple trong một thập kỷ từ 1983 đến 1993, nói với CNBC Make It rằng khả năng đó không tự nhiên đến với Jobs. Ông đã mất 12 năm để trau dồi khả năng đó.

Jobs từng rất nổi tiếng khi từ chức ở chính công ty của mình vào năm 1985, ở tuổi 27, sau cuộc tranh cãi với Sculley và các thành viên trong hội đồng quản trị Apple về định hướng chiến lược của công ty.

Trong 12 năm sau đó, Jobs đã thành lập một công ty phần mềm máy tính khác, NeXT, trước khi trở lại Apple vào năm 1997.

Jobs 1.0 và Jobs 2.0

Năm 1991, Apple giới thiệu hệ điều hành System 7, mang màu sắc đến cho máy Mac lần đầu tiên. Apple cũng ra mắt laptop PowerBook.

 Steve Jobs (L) và John Sculley.
 Steve Jobs (L) và John Sculley.

Tuy nhiên, “táo khuyết” bắt đầu mất dần trọng tâm. Dưới thời Sculley, công ty trải qua nhiều thất bại như trợ lý cá nhân Newton MessagePad, một thiết bị nhận diện chữ viết tay đi trước thời đại nhưng không hiệu quả.

Sai lầm lớn nhất của ông chính là đặt cược tương lai Apple vào một loại chip mới có tên PowerPC. Nó khiến công ty chuyển hướng thiết kế sang chuẩn mới và giữ giá Mac đắt đỏ. Trong khi đó, chip Intel x86 phổ biến hơn nhiều và cũng ngày càng rẻ. Nó giống như thòng lọng quấn quanh cổ Apple. Sau khi trượt mục tiêu doanh số, Sculley ở vào vị trí nguy hiểm.

Ông bị thay thế bởi nhân viên Apple lâu năm, Michael Spindler. Nhiệm kỳ của Spindler chỉ kéo dài 3 năm trước khi bị ban giám đốc đuổi việc.

Năm 1996, Gil Amelio kế nhiệm Spindler. Di sản lớn nhất ông để lại chính là đã mua lại NeXT với giá 429 triệu USD vào đầu năm 1997. Thương vụ mang Jobs quay trở lại Apple nhưng cũng khiến Amelio có một kết cục không ngờ.

"Khi Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997 ông là một người khác", Sculley, người trước đây đã lãnh đạo Pepsi cho biết.

Ông mô tả Jobs về hai lần làm việc tại Apple là Jobs 1.0 và Jobs 2.0.

"Jobs 1.0 được đặc trưng bởi tham vọng không lay chuyển, nhưng Jobs 2.0 đã trưởng thành hơn và sẵn sàng lắng nghe người khác hơn", Sculley nói.

"Jobs 1.0 luôn nghĩ rằng ý kiến của mình là đúng, và cố gắng thuyết phục người khác nghe theo như vậy, vào giai đoạn này, ông ấy không giỏi lắng nghe như Steve Jos 2.0 sau này"

Trong những năm sau khi Jobs quay trở lại Apple, ông được coi là người chịu trách nhiệm lớn trong việc phục hồi doanh nghiệp khỏi bờ vực phá sản.

Đến tháng 8/1997, Jobs bắt đầu khuấy động mọi thứ. Ông mang tới ban giám đốc mới, làm hòa với đối thủ lâu năm Bill Gates. Chủ tịch Microsoft còn có sự xuất hiện bất ngờ trên sân khấu Macworld để thông báo khoản đầu tư 150 triệu USD vào Apple, khiến cho ai cũng phải kinh ngạc.

Hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, người thay thế Jobs làm CEO ngay trước khi ông qua đời vào năm 2011, Apple được xếp hạng là công ty công nghệ lớn thứ 2 thế giới về vốn hóa thị trường, đứng sau người đàn anh Microsoft.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement